Vị linh mục trên địa ngục trần gian -- truyện ngắn của Tô Phục Hưng

Quang X Nguyen

tVỊ LINH MỤC TRÊN ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN


Tác Phẩm Đạt Giải Khuyến Khích Truyện Ngắn – Cuộc Thi Sáng Tác Văn Hoá Nghệ Thuật Đất Mới 2016

Côn Đảo


(Kính tặng linh mục Phạm Gia Thụy)

Tết đang về. Gió xuân se se lạnh tràn ngập thành phố.

Tiếng chùa nhà thờ thong thả ngân nga trong ánh sáng vàng vọt của các ngọn đèn cao áp trong hẻm vắng. Leng keng…leng keng…những âm thanh trong veo dồn dập như hối thúc mọi con chiên của Sài Gòn hoa lệ thức giấc để chuẩn bị cho một ngày mới đầy phúc lành. Một bóng người nhỏ bé chậm rãi bước ra từ con hẻm tiến về phía nhà thờ. Cái điệp khúc quen thuộc ấy đã lặp đi, lặp lại đã gần bốn mươi năm qua. Quen thuộc đến nỗi người bắt đầu điệp khúc lúc tóc hãy còn đen nay mái tóc ấy đã phơ phơ ông Sáu sửa xe đầu hẻm cất lên khe khẽ. màu bạc. Ở cái xóm Dòng chúa cứu thế nầy đâu ai còn xa lạ với vị linh mục luôn nở bụ cười trên môi đi kèm với đội mắt sáng ngời đầy nghị lực dù ông đã bước sang cái tuổi tám mươi mốt.

- Chào cha. Chúc cha một ngày mới tốt lành. A men. Tiếng ông Sáu sửa xe đầu hẻm nhỏ nhẹ.
- Xin Cảm ơn. Cầu chúa ban phước lành cho con. 
Vị linh mục trả lời. Vừa nói, ông vừa bước chậm rãi trên vĩa hè của con đường đầy lá me bay. Nhanh quá. Những hàng me dẫn đến nhà thờ lúc ông từ Côn Đảo trở về sau ngày giải phóng còn nhỏ xíu nay đã trở thành những cây me cổ thụ khổng lồ như những nhân chứng thời gian của thành phố nầy. Bất giác ông nhìn lên bầu trời cao trong xanh đang ửng dần theo bình minh buổi sáng.


Hôm qua, ông không ngủ được. Không ngủ vì xúc động, vì bất ngờ khi gặp lại những tù cộng sản mà ông đã gặp họ ở một nơi được xem là địa ngục trần gian của nhân loại, một nơi không có luật pháp, không có quyền con người. Chỉ có máu, nước mắt, chết chóc, tra tấn và tiếng chuông nhà thờ mỗi
ngày cùng những buổi lễ rửa tội cho các tử tù cộng sản trước khi ra pháp trường.

Cái ngày nhận nhiệm vụ cha xứ đất Côn Đảo bằng sự tình nguyện hăm hở tuổi 35, ông đã ói tới mật xanh trên chuyến tàu quân sự của quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Đầu óc ông lờ mờ, mê mê, tỉnh tỉnh, nằm không ổn, đứng không xong.Ông chi biết nằm cầu nguyện ơn trên ban phước lành để ông bình yên đến đảo theo tâm nguyện của mình.

Đón ông ở cầu tàu 916 là viên chúa đảo mặt lạnh như tiền. Ông ta lướt nhìn người lính mục trẻ khô với thái độ khinh khỉnh, hoài nghi, xem thường.
- Chào cha. Rất hân hạnh đón tiếp ngài. Rất mong ông sẽ không rời bỏ đảo nầy như bao linh mục khác. Nếu muốn, ông có thể rút lại ý kiến tình nguyện làm việc tại đây ngay bây giờ. Hắn trịch giọng

- Xin ngài cứ yên tâm. Tôi sẽ không rời bỏ chốn nầy. Tôi tự nguyện ra đây theo lời Chúa phán. Ông trả lời chắc nịch.

Viên chúa đảo chột dạ. Vị linh mục quá trẻ kia ăn nói thật điềm đạm, tự tin rất lạ. Nghe đâu ông ta đã hành đạo qua nhiều nơi rồi. Lạ nhất là cái chuyện dám tình nguyện ra đây sống với biển khơi, sống với đám tù cộng sản “ cứng đầu”, “ cứng cổ” nầy.

Mọi chuyện bắt đầu thật vất vã. Giữa làn ranh sinh – tử, làn ranh Cộng Sản – Quốc Gia, ông đã phải suy nghĩ, hành động để đem đến điều tốt lành, điều thiện cho tất cả mọi người trên đảo không phân biệt đó là ai. Là sỹ quan, binh sỹ Ngụy quyền hay những người “ Việt Cộng” có thần kinh thép và sự chịu đựng phi thường. Mặc. Họ đều là con người, đều như nhau trước đấng cứu thế. Mỗi ngày ông đều giành thời gian đi đánh cá ven biển. Bọn lính kháo nhau : cha linh mục nầy mê đánh cá quá trời, có ngày cũng bị sóng biển cuốn đi làm mồi cho hà bá. 
Đến khi ông đề nghị cùng chúa đảo một chuyện “ đặc biệt” : bổ sung cá do ông đánh bắt được cho bếp ăn của những tử tù thì viên chúa đảo và bọn lính cứ há hốc miệng nhìn kèm theo ánh mắt thật kinh ngạc. Khuyên răn mãi không được. Chúng phải xiêu lòng.

Đêm đó trong các xà lim, câu chuyện về vị linh mục trẻ lan truyền nhanh chóng. Tiếng Tư Cẩn, tù chính trị phán đoán:
- Hổng biết hư thiệt ra sao, chớ người tốt vậy hiếm lắm.
- Trời đất sao ông dễ tin người quá, họ làm vậy để mị dân, để xoa dịu chuyện đấu tranh của mình. Tin làm chi cho mệt. Tiếng Hai Hoàng xen vô.
- Thôi mấy ông nói chuyện thầy bói mù đi coi voi không hà. Chuyện tốt xấu từ từ mình tính. Ba Thanh cắt lời.

Mỗi ngày sau giờ làm lễ ở nhà thờ, tù nhân trên đảo lại thấy vị linh mục trầm ngâm trước bãi biển hàng giờ rồi xuống thăm hỏi tù nhân các phân trại với thái độ từ tốn và lời động viên chân tình. Ban đầu bọn lính trên đảo rất bực mình về thái độ kỳ quặc nầy nhưng riết cũng dần quen. Mà suy cho cùng ông ta có làm gì sai quấy đâu. Có lợi nữa là đàng khác bởi đám tù nhân cộng sản bỗng nhiên ít nói hơn, lầm lì hơn, ít la hét đòi quyền lợi như trước.

Một buổi chiều sau giờ lao động khổ sai, cả đoàn tù ra rời lê bước về phân trại. Bỗng hai Hoàng bắt gặp bóng dáng người linh mục đứng cạnh mình tại bể tắm.
- Ông cần gì ? Nói trước tụi nầy không theo đạo ki tô của ông Có ra nghĩa địa Hàng Dương thì cũng khỏi cần ông làm lễ cho mắc công. Tụi tui đi theo chị Sáu, đi theo các đồng chí, đồng đội về với tổ tiên. Chuyện đơn giản vậy thôi. Hai Hoàng xẳng giọng.
- Ông cứ bình tĩnh. Chuyện theo đạo hay không là chuyện của các ông. Tôi chỉ muốn đến hỏi thăm về sức khỏe, chế độ ăn uống, khám bệnh của phạm nhân thôi. Vị linh mục trả lơì từ tốn.

- Ông hỏi làm gì ?
- Đó là chuyện của riêng tôi. Sau nầy các ông sẽ hiểu thôi.

Thấy nét nghiêm nghị đi kèm phong cách thư thái, nói năng nhỏ nhẹ của “ người khách lạ”, hàng chục tù nhân im lặng thật lâu với nhiều ánh mắt đồng tình và cảm thông. Sau lần đó, mỗi lần thấy vị linh mục xuất hiện ở các buồng giam, tất cả tù nhân đều giành cho ông những ánh mắt thật gần gũi và tin yêu bởi họ khá bất ngờ khi được thông báo bữa ăn được cải thiện, việc khám chữa bệnh cũng tốt hơn, việc tra tấn, đánh đập phạm nhân giảm đi rõ rệt, nhiều chính sách thông thoáng khác mà ở địa ngục trần gian nầy chưa hề có suốt mấy mươi năm qua được thực hiện Tất cả đều từ sự yêu cầu không khoan nhượng của vị linh mục “ lạ thường” kia.

Tháng 04 năm 1975, ngày nào tin tức chiến sự của chiến trường miền Nam cũng được thông tin khéo léo, bí mật đến các buồng giam thông qua các phương tiện” đặc biệt” trong đó có các thông tin từ linh mục chánh xứ Côn Đảo.

Một đêm cuối tháng 04, nữa đêm tên chúa đảo cho mời vị linh mục lên gặp hắn với thông tin “ chớp nhoáng”.
- Sáng may máy bay Mỹ đến đón tôi và một số tùy tùng di tản khỏi miền Nam Việt Nam. Ông có đi Mỹ không ? muốn thì thu xếp tới đây đi cùng tôi. Việt Cộng sắp giải phóng Sài Gòn rồi. Ông ở lại coi chừng tụi Việt Cộng đem ông bắn bỏ. Ông tính sao thì tùy ý. Tên chúa đảo thì thào trong đêm.

- Cám ơn ý định tốt của ông nhưng tôi sẽ không đi khỏi nơi nầy. Tôi chưa tròn bổn phận với Chúa Trời, với những con chiên trên đảo nầy. Vả lại tôi cũng chẳng có gì để cộng sản họ giết tôi. Ông trả lời đanh gọn, dứt khoát.
Nói xong ông bước ra ngoài bãi biển nhìn thật lâu màu xanh của biển khơi, nhìn thật lâu chiếc cầu tàu làm nên từ hàng ngàn sinh mạng tù nhân, đảo nầy, nhìn thật sâu ngôi mộ của nữ anh hùng Võ Thị Sáu đang sáng rực trong đêm tháng 04. Xa xa nghĩa địa Hàng Dương vẫn chập choạng khi mờ khi tỏ với bao nét trầm uất lạ thường. Ngày mai, ngày mốt hay ngày kia ngục tù đảo nầy sẽ không còn. Bọn chúa ngục, lính đảo ác ôn sẽ không còn. Hàng ngàn người sẽ được tự do. Còn ông ? Ông sẽ làm gì ? Tiếng máy bay từ đất liền bay ra liên tục. Dòng người di tản nhanh chóng bước lên với tư thế của những người chiến bại. Họ đi đâu, về đâu. Ông chợt xót xa và đưa tay lên làm dấu thánh nguyện cầu.

Côn Đảo giải phóng. Vị linh mục ấy được mời vào ùy ban quân quản để ổn định trật tự. Nhờ Chúa nên mọi việc khá suôn sẻ, thuận lợi. Tiếng chuông nhà thờ mỗi ngày lại vang lên những âm thanh đầy ắp tình người, xua tan những khổ đau, chết chóc đã từng ập xuống hòn đảo đầy máu và nước mắt.

Mọi chuyện không như mong muốn, ông lại được triệu hồi về với Sài Gòn để làm tiếp nhiệm vụ mà Chúa đã giao phó. Mới đó đã 40 năm. Cái quá khứ vui buồn lẫn lộn lại bị xới tung lên bởi cuộc hội ngộ bất ngờ giữa ông và những người tù Côn Đảo năm xưa.
- Ông còn nhớ tụi tui hôn ? tiếng ông Hai Hoàng cất lên.
- Nhớ. Dù đã hơn 40 năm nhưng các ông vẫn như xưa. Vẫn “ cộng sản” như ngày nào. Tuy vậy chúng ta đã quá gìa nua rồi phải không.
Ông pha trò.

- Trí nhớ của ông quá tuyệt vời. Chúng tôi đến để tìm và cám ơn ông về những gì ông đã giúp chúng tôi ở địa ngục trần gian khi xưa. Ba Cẩn nói khẽ.
- Sao lại cảm ơn tôi. Tôi chỉ làm theo lời dạy Chúa mà thôi.

Tưởng vậy là thôi. Ông còn bất ngờ khi nhận trên tay lá thư mi đến dự họp mặt tù chính trị Côn Đảo nhân 40 năm giải phóng miền Nam và nhận bằng khen của tỉnh về công lao giúp tù chính trị trong 7 năm làm chánh xứ ở địa ngục trần gian.

Hôm nay đã là 27 tết. Ông lại chuẩn bị cho một cuộc hành trình cấp phát gạo và quà tết cho người nghèo ở Côn Đảo, sẳn dịp thăm lại nơi đã có nhiều kỷ niệm với ông khi tuổi đời con rất trẻ.

Trong không khí mát lạnh của mùa xuân, ông đã thấy trước mắt mình một hòn đảo xanh rì, xinh đẹp, mến khách đang thay da đổi thịt từng ngày như chưa từng hứng chịu bao đau thương, mất mát.


TÔ PHỤC HƯNG