Yêu-chìa khoá vạn năng của Mẹ Têrêsa Calcutta

VTCG

 

YÊU

Biết bao người viết hồi ký bộc lộ tình yêu : cha mẹ, vợ chồng, con cái, người tình, quê hương, danh vọng, tiền tài…

Nhưng có một người con gái 18 như cánh bướm mỏng manh khoe sắc, hy sinh tuổi xuân, nhan sắc, tài năng, rời bỏ quê hương Albani thân yêu nhỏ bé, đến tận chân trời xa xôi Ấn Độ nghèo nàn, dâng hiến đời mình cho một tình yêu tuyệt vời- Đó là nàng Agnes Gonxha Bojaxhiu trở thành Dì Maria Teresa-

và Mẹ Teresa Calcutta.

Mẹ đã thấy hình ảnh Chúa qua những người cùng khổ, bệnh tật, đói khát, cô nhi…bị xã hội ruồng bỏ lê lết ngoài đường. Noi gương người Samaritanô nhân hậu, Mẹ đem về săn sóc yêu thương.

Mẹ loan báo Tin Mừng bằng hành động cho người nghèo khổ, vì chính họ cũng loan Tin Mừng thay Mẹ.

Và chính họ đã cho đi thật nhiều hơn là nhận được.Theo lời Mẹ “Càng có ít, chúng ta càng cho nhiều, mới nghe có vẻ vô lý, nhưng đó là chân lý của Tình yêu.”

Không hoặch định chương trình vĩ đại, tổ chức to lớn, không một đồng trong chương mục ngân hàng, vì Mẹ cho rằng nguy hiểm lớn nhất là trở nên giàu có- Người giàu có vào Nước Trời khó hơn lạc đà chui qua lỗ kim.

Không đòi hỏi địa vị thế trần hay trong giáo hội. Không cần phải là Hồng y, Giám mục, Linh mục…Chính Mẹ nhiều lần ngỏ ý muốn từ chức Bề Trên Tổng Quyền.

Mẹ lội ngược dòng khi xã hội ngày nay đang đua chen giành giật địa vị, sang giàu, quyền thế…
Và xa lánh người nghèo khổ.
Việc làm khiêm tốn của Mẹ được cả thế giới ngưỡng phục mến yêu.
Một con đường Tình yêu đã được khánh thành vào cùng ngày Mẹ được tôn vinh Hiển Thánh 4/9/16 tại thị trấn Orissa Ấn Độ để ghi nhớ công ơn Mẹ.

Và ngày 8/9/16, một Bệnh viện Tình yêu kính Mẹ đã được khánh thành tại tiểu bang Arunachal Pradesh, Ân Độ.
Mẹ Teresa Calcutta dược trao tặng giải Nobel Hòa Bình năm 1979. Khi nhận giải Mẹ đã thẳng thắn cảnh báo một trong những tội ác mà nhân loại đang vấp phạm :
“Hiện nay, phá thai là kẻ tàn phá lớn nhất đối với hòa bình, bởi vì nếu người mẹ có thể giết chết đứa con của mình, thì không có gì có thể ngăn cản tôi giết bạn và bạn giết tôi"

Mẹ viết nên trang sử đời mình với một chữ Yêu cuốn hút tuyệt vời khi Hiến dâng để Phục vụ, nên Mẹ được nhân loại trao tặng nhiều danh hiệu tôn kính thân thương:

-Thiên Sứ từ trời !
-Sứ Giả hòa bình !
-Bạn Nhân Ái người nghèo !
-Vị Thánh trong bóng tối !
-Vĩ Nhân sáng ngời thế kỷ !
-Tông Đồ Lòng Chúa xót thương !


Trước cửa chính Dòng Truyền Giáo Bác Ái, đưới chân Thánh Giá là hai chữ ‘Ta Khát’ để nhắc nhớ cho các Đệ tử là Thiên Chúa nhân từ luôn khát khao Tình yêu nhân loại. Vì ‘Sự đói khát ngày nay thì rộng lớn hơn, đó là đói khát Tình thương.’
Cùng với những lời chiêm niệm hàng ngày rất đơn sơ nhiệt thành :

-‘Lạy Chúa Giê-su xin giải thoát con,
Khỏi ao ước được mọi người kính yêu,
Khỏi ao ước được tán dương,
Khỏi ao ước được vinh danh,
Khỏi ao ước được chúc tụng,
Khỏi ao ước được quí trọng,
Khỏi ao ước được hỏi ý kiến,
Khỏi ao ước được cho phép,
Khỏi ao ước được nổi tiếng,
Khỏi sợ hãi bị lăng nhục,
Khỏi sợ hãi bị khinh miệt,
Khỏi sợ hãi bị đau khổ vì khiển trách,
Khỏi sợ hãi bị vu oan,
Khỏi sợ hãi bị quên lãng,
Khỏi sợ hãi bị sai lầm,
Khỏi sợ hãi bị nhạo cười,
Khỏi sợ hãi bị chất vấn.’

*Ôi Mẹ ! Tấm thân nhỏ bé hành động phi thường,
Cả đời dâng hiến để phục vụ yêu thương,
Mẹ là Vĩ Nhân Tông Đồ Lòng Chúa Thương Xót,
Của người cùng khổ xã hội vất bỏ bên đường.

Nhìn gương Mẹ con thấy mình hèn yếu tầm thường,
Cả cuộc đời danh lời luôn đeo đuổi vấn vương,
Để mang theo được gì khi xuôi tay nằm xuống,
Xin hãy dìu dắt con khỏi lạc lối Thiên Đường.


ĐINH VĂN TIẾN HÙNG

(*) Ghi chủ : Tình yêu của Mẹ Teresa và Dòng Bác Ái cao quý biết bao đối với người nghèo khổ trên thế giới và đặc biệt nhất tại Ấn độ, nhưng rất tiếc việc bài tôn giáo giữa đạo Hindu và Kitô giáo không được tốt đẹp, nên đã xảy ra việc cắt giảm tài trợ từ nước ngoài cho Dòng Bác Ái Mẹ Teresa. Nhưng trước dư luân thế giới, sau khi xét lại chính phủ Ấn độ đã bãi bỏ quyết định trên



theo tài liệu sau trên mạng VietCatholic.
Chính phủ Ấn Độ đã cấp giấp phép cho các nữ tu Dòng Thừa sai Bác ái Mẹ Têrêsa Calcutta (MC) được tiếp tục nhận tiền tài trợ từ nước ngoài



Ảnh Các Nữ tu thuộc Hội Dòng Thừa sai Bác ái tham dự một buổi cầu nguyện đặc biệt đánh dấu kỷ niệm 111 năm ngày sinh của Mẹ Thánh Têrêsa gần một biểu ngữ có hình của Mẹ tại Nhà Mẹ ở Kolkata.

Bộ Nội vụ Ấn Độ hôm thứ Sáu (7/1/2022) đã cho phép dòng Thừa sai Bác ái tiếp tục nhận tiền nước ngoài theo quy định của FCRA.

(Tin Vatican)
Chính phủ Ấn Độ đã tái cấp giấy phép cho Nhận Tài trợ Bác ái từ Nước ngoài (FCRA) cho Hội Dòng Bác Ái của Mẹ Têrêsa Calcutta (MC), mà Mẹ Têrêsa đã thành lập ở Calcutta nhờ nhận và xử dụng quỹ Bác ái từ các nước trên thế giới.

Sự thay đổi quyết định của Bộ Nội vụ xảy ra vào ngày 7 tháng 1, sau một hai tuần, bộ này từ chối gia hạn cấp giấy phép cho Hội Dòng MC, được đăng ký với chính phủ dưới danh nghĩa MoC. Trong một tuyên bố chính thức vào ngày 27 tháng 12, ông Amit Shah đứng đầu Bộ cho biết: MHA giải thích rằng “trong khi xem xét đơn xin gia hạn của MoC, một số tiền tài trợ đã làm xứt mẹ danh dự cho đất nước! Nhận thấy điểm này, nên đơn xin gia hạn của MoC đã bị từ chối!”

FCRA
FCRA, được ban hành lần đầu tiên vào năm 1976, điều chỉnh các khoản tài trợ từ nước ngoài và đảm bảo rằng những khoản đóng góp đó không gây ảnh hưởng xấu đến chủ quyền, tính toàn vẹn và an ninh nội bộ của Ấn Độ hoặc ảnh hưởng đến quan hệ hữu nghị với bất kỳ nhà nước nào và không phá vỡ sự hòa hợp cộng đồng.

Áp dụng cho tất cả các hiệp hội, nhóm và tổ chức phi chính phủ có ý định nhận các khoản tài trợ nước ngoài vì mục đích xã hội, giáo dục, tôn giáo, kinh tế và văn hóa, đã được sửa đổi vào năm 2010 và 2015 với một loạt các biện pháp. Đăng ký FCRA có hiệu lực trong 5 năm và nó có thể được gia hạn, sau đó nếu họ tuân thủ tất cả các tiêu chí của Bộ. Việc nộp các bản tường trình hàng năm theo các quy định của Thuế Thu nhập là bắt buộc.

Đăng ký cho Hội Dòng (MC) đã được gia hạn khi Quốc hội Vương quốc Anh cũng đang tranh luận để tìm cách liệu chính phủ Anh có đặt ra vấn đề ngăn chặn quỹ Từ thiện cho nước ngoài của các tổ chức phi chính phủ ở Ấn Độ hay không.

Hôm thứ Năm vừa qua khi Bộ Nội Vụ đã cho phép Hội Dòng (MC) được tiếp tục nằm trong danh sách của 16.908 tổ chức phi chính phủ đăng ký với FCRA để được nhận tài trợ bác ái từ nước ngoài!

Các sơ Dòng Bác Ái của Mẹ Têrêsa (MC) mừng vui…

Người phát ngôn của Hội Dòng (MC) bày tỏ sự vui mừng trước sự chấp thuận cấp giấy phép FCRA. Sơ phụ trách Sunita Kumar nói với UCA News hôm thứ Bảy rằng: “Chúng tôi không bao giờ tưởng được rằng việc xin tái đăng ký của Tổ chức của Hội Dòng chúng tôi có thể bị từ chối! Nhưng nó đã xảy ra! Chúng tôi rất vui vì việc tái cấp giấy phép này…”

Bộ Nội Vụ trước đó cho biết giấy phép của MC có hiệu lực đến ngày 31 tháng 10 nhưng được gia hạn đến ngày 31 tháng 12 cùng với các Hiệp hội khác đang chờ gia hạn.

Một quan chức của MHA cho biết vào ngày 1 tháng 1 năm 2022, Bộ đã từ chối gia hạn đăng ký FCRA cho 179 tổ chức phi chính phủ, trong khi 5.789 hiệp hội không nộp đơn xin gia hạn trước thời hạn ngày 31 tháng 12. Thời hạn cho những tổ chức phi chính phủ phải nộp đơn trước ngày 31 tháng 12 và đơn đăng ký không bị từ chối sẽ được gia hạn đến ngày 31 tháng 3.

Tại bang Tây Bengal, mà thủ đô là Calcutta, nơi Mẹ Teresa thành lập cơ quan truyền giáo và Hội Dòng của mình, có 1.030 tổ chức phi chính phủ đủ điều kiện nhận các khoản tài trợ nước ngoài.

"Vị thánh của được phố cống rãnh!..."
Mẹ Teresa sinh ra được gọi tên là Agnes Gonxha Bojaxhiu, ngày 26 tháng 8 năm 1910, cha mẹ sơ là người Albania tại Skopje, thuộc nước Macedonia ngày nay. Năm 1929, sơ được sai đến Calcutta, với tư cách là một nhà truyền giáo 18 tuổi cùng với các nữ tu của Dòng Nữ tu Loreto của Ireland, mà sơ đã gia nhập vào năm 1931.

Sau đó, sơ đã theo đuổi một mơ ước, thành lập Hội Dòng Thừa sai Bác ái cho riêng mình vào năm 1950. Sơ có quốc tịch Ấn Độ vào năm sau đó. Được yêu mến gọi là "Vị thánh của được phố cống rãnh!..." vì những công việc phục vụ yêu thương vô điều kiện dành cho người nghèo và những người bị bỏ rơi, sơ đã giành được nhiều danh hiệu quốc gia cũng như quốc tế, bao gồm cả giải Nobel Hòa bình năm 1979.

Sơ qua đời tại Calcutta vào ngày 5 tháng 9 năm 1997, hưởng thọ 87 tuổi và Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tuyên phong Chân phước cho sơ tại Vatican, vào ngày 19 tháng 10 năm 2003. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tuyên phong hiển thánh cho sơ ngày 4 tháng 9 năm 2016, tại Quảng trường Thánh Phêrô ở Vatican. Xác của sơ được chôn cất tại trụ của Hội Thừa sai Bác ái ở Calcutta.

(Nguồn : VietCatholic)

Thanh Quang