BA TÔI LÀ GIÁO LÝ VIÊN - Tác Giả: Maria Hồng Hà CMR

nguyễn thanh tùng
Nếu có ai hỏi nó: “Ba đi dạy giáo lý được bao nhiêu năm rồi?” Chắc chắn nó sẽ gãi đầu và ngập ngừng một lúc với câu trả lời: “Con không biết nữa, mà con thấy ba đi dạy giáo lý lâu rồi” Nghe ba kể: Ngày xưa học giáo lý vất vả lắm, đi bộ xa lắm đến nhà ông trưởng xóm học, sách giáo lý phải để trong áo, chứ không được cầm công khai trên tay, vì thời thế lúc ấy còn khó khăn. Thế mà những buổi học giáo lý ‘chui’ ấy vẫn thu hút rất đông thiếu nhi đi học tại các nhóm, các điểm khác nhau trong giáo xứ. Khi đủ tuổi và học đủ các buổi Giáo lý thì về nhà thờ chính để khảo kinh và giáo lý, sau đó thì được lãnh các bí tích Hòa Giải, Bí tích Thánh Thể và Thêm sức. Cũng từ những buổi giáo lý ấy mà Đức Tin Công Giáo được lưu giữ và truyền cho các thế hệ sau về một Tin Mừng có Thiên Chúa là Đấng yêu thương và dạy cho con cháu mình giữ Đạo Chúa như một cái gì căn cốt nhất của đời người.
NGUỒN:
Nếu có ai hỏi nó: "Ba đi dạy giáo lý được bao nhiêu năm rồi?"
Chắc chắn nó sẽ gãi đầu và ngập ngừng một lúc với câu trả lời: "Con không biết nữa, mà con thấy ba đi dạy giáo lý lâu rồi"
Nghe ba kể: Ngày xưa học giáo lý vất vả lắm, đi bộ xa lắm đến nhà ông trưởng xóm học, sách giáo lý phải để trong áo, chứ không được cầm công khai trên tay, vì thời thế lúc ấy còn khó khăn. Thế mà những buổi học giáo lý 'chui' ấy vẫn thu hút rất đông thiếu nhi đi học tại các nhóm, các điểm khác nhau trong giáo xứ. Khi đủ tuổi và học đủ các buổi Giáo lý thì về nhà thờ chính để khảo kinh và giáo lý, sau đó thì được lãnh các bí tích Hòa Giải, Bí tích Thánh Thể và Thêm sức. Cũng từ những buổi giáo lý ấy mà Đức Tin Công Giáo được lưu giữ và truyền cho các thế hệ sau về một Tin Mừng có Thiên Chúa là Đấng yêu thương và dạy cho con cháu mình giữ Đạo Chúa như một cái gì căn cốt nhất của đời người.
Ba cũng từ những lớp giáo lý như thế mà lớn lên trong Đức Tin, sau này Ba được Cha cố cho mượn một số sách giáo lý nâng cao hơn để tự học và đi dạy lại cho các em phía sau. Những cuốn sách Giáo Lý của Cha cố được ba chăm chỉ viết tay lại để giữ riêng cho mình và trả sách ấy lại cho Cha cố để các bạn cùng tuổi của ba có thể được đọc tiếp.
Thời gian đong đầy những truân chuyên trong hành trình học và dạy Giáo lý, duy trì Đức tin và sự hiểu biết về Chúa về Giáo hội của từng người Công Giáo trong những gian đoạn khó khăn của đất nước
Từ lúc nhỏ nó đã đi theo ba đi lễ thiếu nhi vào chiều Chúa nhật từ lúc nó chưa phải học giáo lý thì nó đã thấy ba dạy giáo lý cho mấy anh chị lớn hơn nó rồi, còn nó đi theo ba và được ngồi ở hàng ghế cuối lớp để khỏi nghịch phá các anh chị học giáo lý.
******
- Ba ! cho con đi theo với.
- Không được ba đi học giáo lý ở Tòa Giám Mục xa lắm. Mấy ngày nữa ba về sẽ mua bánh cho con.
- Ba nhớ nhé, con thích kẹo dừa, ba nhớ mua cho con hic hic.
- Ở nhà với má phải ngoan nghe chưa.
Câu dặn dò của ba xa dần, theo tiếng xe máy của ba. Hình như năm nào cũng vậy ba cũng đi học giáo lý mấy ngày rồi mới về, trong cái đầu của đứa trẻ lên năm tuổi nhớ như thế về ba mỗi khi ba mặc chiếc áo sơmi trắng rồi đeo khăn quàng đỏ có Thánh Giá màu vàng, rồi ba đi học Giáo lý ở xa mà tại sao ba lớn rồi vẫn phải đi học nhỉ, những câu hỏi tại sao luôn được nó đặt ra cho muôn vàn những biến chuyển đang xảy ra xung quanh cuộc sống của nó.
Chiều nay nó vui lắm vì Ba đi học giáo lý về có mua kẹo dừa cho nó, ba còn mang về một cuốn sách mới nữa, nó tò mò lại mở ra xem, cuốn sách toàn chữ thôi, không có hình ảnh gì cả, với tên ngoài bìa là "Uống Nước Nhớ Nguồn" nó đánh vần từng chữ. Ba xoa đầu nó mỉm cười
- Đúng rồi.
- Con có thể đọc cuốn sách này không.
- Ba cầm cuốn sách bỏ lên trên cùng của tủ sách và nói: khi nào con lớn có thể tự lấy được sách thì con mới được đọc cuốn sách này và lúc đó con mới hiểu được nội dung của cuốn sách.
- Dạ, tiếng dạ xen lẫn ánh mắt tò mò về cuốn sách ấy của nó.
Nó ước mình có thể lớn thật nhanh để lấy cuốn sách ấy xuống đọc và xem cuốn sách ấy thế nào vì từ khi ba mang cuốn sách ấy về, trưa nào ba cũng lấy xuống đọc rồi lại cất lên cao, chắc ba quý cuốn sách ấy lắm. Vì thời cuộc chưa có điện thoại máy tính như hiện nay, nên những cuốn sách trong nhà đều rất quý và phải giữ cẩn thận sau khi đọc. Không được làm rách hay làm cong mép bìa sách khi đọc nữa. Trong nhà nó, có một cái giá sách được ba sắp xếp cẩn thận, anh em nó chỉ được đọc và xem những cuốn sách ở ngăn thấp nhất.
- Ba nói là: "Khi cao bằng ngăn sách nào thì được đọc những cuốn sách ở tầng ấy vì nó sẽ phù hợp với độ tuổi của các con".
Mà ngăn sách ấy nó đã xem hết rồi những cuốn truyện tranh về Kinh Thánh, hạnh các thánh nhỏ như Thánh Đaminh Savio, thánh Têrêsa, Thánh Alexu...những cuốn sách này không biết có từ bao giờ nữa, nó chỉ thấy thỉnh thoảng ba hay má lại mua một vài cuốn sách bỏ vào ngăn tủ ấy cho anh em nó đọc. Ở cái độ tuổi lên 6 nó đang bắt đầu bập bẹ đọc những cuốn sách và với nó chỉ là đọc chứ không hiểu hết cuốn sách ấy nói gì, nó thích những cuốn sách có nhiều hình minh họa và chữ thì ít thôi. Và rồi ngày nọ ba má đi cấy ngoài ruộng nó mon men lấy ghế leo lên tủ sách để lấy cuốn sách ấy xuống xem thử cuốn sách với bìa chữ "Uống Nước Nhớ Nguồn", bật chợt trượt chân nó bị ngã xuống cái ghế cũng đổ, nó bị u đầu nhưng không dám khóc vì sợ bị ba la, vì cái tính tò mò hiếu kỳ của nó.
Và rồi năm nó lên mười tuổi nó thấy ba đem cuốn sách "uống nước nhớ nguồn" ấy xuống và tỉ mỉ dán thêm hai trang sách nữa vào, nó tò mò đến bên cạnh ba hỏi: ba làm gì vậy ba
- Xoa đầu nó ba nói: có một vị chân phước tử đạo mới được phong ba viết lại tiểu sử để dán vào cuốn sách này, vị chân phước này là thầy giảng Anrê Phú Yên tử đạo khi mới 19 tuổi
- Nó tròn mắt mới 19 thôi á

- Ừ Thầy sẽ là bổn mạng của Giáo Lý viên cũng là bổn mạng thứ hai của ba vì ba dạy giáo lý đấy
Và từ hôm ấy cuốn sách không còn là 117 vị Thánh Tử Đạo Việt Nam nữa mà là 118 có đấy, điều làm nó thích thú về vị Chân phước mới này với câu nói "Tình yêu đáp trả bằng tình yêu, mạng sống đáp trả bằng mạng sống", nó dần lớn để hiểu. Thời gian đong đầy những tò mò của đứa trẻ khi nó đủ lớn để đọc được cuốn sách trên giá cao ấy, mỗi ngày nó đọc về tiểu sử một vị thánh trong cuốn sách ấy, càng đọc nó càng hiểu sâu sắc hơn về thời cuộc mà không một sách lịch sử nào ở trường học dạy nó về điều này, những thời kỳ bách hại Đạo cách dữ dội nhất những con người thà chết còn hơn bỏ Đạo.
Và nó cũng hiểu công việc của ba mỗi buổi chiều ba đi dạy giáo lý "chui" tại nhà của ông trưởng xóm, những anh chị học giáo lý ngồi dưới đất, ghi chép trên đầu gối những câu giáo lý mà ba đọc cho họ nghe.
Khi thời thế thay đổi cởi mở hơn, mỗi buổi chiều ba vẫn đi dạy giáo lý trên nhà thờ vì chưa có phòng giáo lý, nên các lớp giáo lý hay học tụ lại ở các góc sân nhà thờ, hay những anh chị chuẩn bị được thêm sức thì học trong nhà thờ lấy ghế làm bàn để chép bài. Ba vẫn dạy giáo lý.
Và theo độ tuổi của nó ba dẫn nó đến các lớp giáo lý. Vì với nó giáo lý là những câu chuyện, những bài thơ gieo vần dễ thuộc và những trò chơi trong sân nhà thờ "thiên đang hỏa ngục hai bên, ai khôn thì dại ai dại thì khôn" vẫn đi theo nó trong suốt hành trình học hỏi về Đức tin. Tiếp nối việc học giáo lý nó đủ lớn để tham gia vào đội ngũ giáo lý viên. Và Ba vẫn dạy giáo lý.
Nó được đi học các khóa giáo lý viên tại Giáo xứ, Giáo hạt và Giáo phận để có thể dạy học giáo lý cho các em phía sau nó. Ba vẫn dạy giáo lý. Và đến hôm nay nó có nhiều công việc khác nên không thể dạy giáo lý được nữa, mái tóc ba đã bạc, và ba vẫn dạy giáo lý.
- Ba à hay ba thôi không dạy giáo lý nữa, ba cũng lớn tuổi rồi, lỡ đi xe máy xa có chuyện gì thì sao ba
- Ma mỉm cười: một ngày làm giáo lý viên thì mãi là giáo lý viên vẫn phải nói về Tình yêu của Chúa con à. Vì Tình yêu phải đáp trả bằng tình yêu, mạng sống đáp trả bằng mạng sống. đây là câu nói được lặp lại nhiều lần trong cuộc đời thầy Anrê Phú Yên sẽ là động lực cho tất cả mọi giáo lý viên con à.

Maria Hồng Hà CMR