Chồng tôi -- truyện ngắn của Huỳnh Ngọc Nhân

Quang X Nguyen

CHỒNG TÔI


Tác phẩm Truyện ngắn đoạt giải Ba – Cuộc thi Sáng tác Văn Hóa – Nghệ Thuật Đất Mới 2017 của Tác giả Huỳnh Ngọc Nhân



Tôi lấy chồng đã hơn 7 năm, đã có 2 con, 1trai, 1 gái, cháu lớn tròn 6 tuổi, bé nhỏ 3 tuổi, gia đình chúng tôi rất hạnh phúc, vì chồng tôi rất mực yêu thương gia đình. Chồng tôi là người ít nói.

Chồng tôi cái gì cũng được. Nhưng rất buồn là tính ích kỷ, hẹp hòi đối với xã hội không hề quan tâm đến sự việc bên ngoài chỉ biết sống cho bản thân và gia đình, chính vì thế với bà con lối xóm rất nhiều người không ưa. Nhiều lần tôi khuyên anh ấy nên mở lòng một chút, nhưng anh ấy bảo: Không phải là chuyện nhà mình, thôi bỏ đi.

Rất nhiều lần tôi đi cùng anh ấy, chuyện xảy ra bên lề đường, sự cố họ rất cần giúp đỡ. Nhưng anh ấy chẳng bao giờ quan tâm, mặc kệ.


Có 1 lần chuyện xãy ra, đến bây giờ tôi vẫn còn ám ảnh, chuyện 1 cháu bé khoảng chừng 6 tuổi đứng bên lề đường khóc nức nở, vẫy tay muốn nhờ chúng tôi điều gì đó. Tôi nghĩ rằng chắc cháu đang đi lạc, tôi bảo chồng tôi, dừng xe lại đi anh hỏi thử em bé đó cần gì vì ở đây vắng người qua lại. Anh ấy bảo, thôi chuyện của người ta dừng lại làm gì cho mất thời gian mặc kệ nó, rồi phóng xe đi.
Tôi quay đầu nhìn lại, cháu bé quay nhìn tôi 2 tay dụi lên mắt lau những dòng lệ. Tôi rất xúc động nước mắt tôi cũng đã trào ra vì thương hại cho em bé, lực bất tòng tâm, tôi không làm gì được.

Tuy gia đình tôi rất hạnh phúc nhưng sự ích kỷ của chồng tôi, tôi ray rứt trong lòng. Giá như chồng tôi biết mở lòng 1 chút thì tôi hạnh phúc biết chừng nào. Gia đình tôi là gia đình Công giáo. Tôi vẫn âm thầm cầu nguyện, khát khao xin lòng thương xót của Chúa ban cho chồng con biết mở lòng 1 chút. Đêm nào tôi vẫn luôn cầu nguyện. Nhưng tính tình anh ấy cũng không có gì thay đổi.

Bản tính khó dời

Cách đây 1 năm, chồng tôi chở gia đình về thăm ngoại. Đường về ngoại phải vượt qua khoảng đường 10 km đường nhựa nhưng không có nhà cửa. Đi khoảng 5 km thì sự cố xảy ra, xe cán phải đinh không chạy được đành phải đẩy bộ, dở khóc dở cười. 
Tiến thoái lưỡng nan, đường thì vắng người, đành phải đẩy bộ, phần 2 con dại, đẩy khoảng gần 1 km chúng tôi đều thấm mệt. Bỗng đâu có 1 cụ già khoảng 68 tuổi đi xe đạp thấy chúng tôi cụ dừng lại và hỏi xe các cháu bị lủng hả? Chồng tôi cay cú bảo: "Thấy còn hỏi làm gì". Cụ già ôn tồn bảo, "thôi để chú giúp cho."
Chồng tôi bảo: "Ông mà giúp được gì mà giúp". Tôi mới nói: "Thưa chú chú bỏ qua cho chúng cháu, vì đẩy bộ mệt quá anh ấy nói thế. Con xin lỗi chú". 
Ông ấy miễn cười bảo: "Lỗi phải chi cháu, nếu chú lâm vào hoàn cảnh của 2 cháu đây cũng nói như thế."

Rồi chú ấy mở giỏ xách lấy từ trên xe xuống lấy ra một số dụng cụ để vá xe có cả chiếc bơm tay xe trao chồng tôi rồi nói: "Cháu tự vá đi chú cho cháu mượn, lẹ lên kẻo trời mưa."
Rồi ông ấy cùng phụ với chồng tôi hì hục vào việc khoảng 20 phút sau xe đã được bơm căng lên. Tôi thở phào nhẹ nhõm đúng là có ân nhân đến kịp lúc. Tôi cám ơn rốt rít rồi tôi thưa với cụ cho con trả tiền chi phí. Tôi rút ra tờ 100.000 đồng đưa cho chú ấy xin chú nhận cho đây là tấm lòng của chúng cháu. Nếu không có chú đây vợ chồng con chẳng biết xoay trở làm sao.

Cụ trả lời:Đây đâu phải là nghề nghiệp của chú, mà đây chính là dụng cụ để tự vệ đi trên đường dài không có nhà cửa lỡ gặp sự cố, chú không nhận đâu. Nay người mai ta, giúp đỡ lẫn nhau mà cháu. Thôi các cháu đi đi kẻ trời chuyển mưa thì khổ cho 2 cháu nhỏ, rồi chú ấy cho đồ vào giỏ xách bỏ lên xe, rồi nói các con đi cẩn thận nhé, chú đi đây hẹn gặp lại, nhưng không phải trong hoàn cảnh này. Tôi nói chúng cháu ơn chú.

Riêng chồng tôi không nói được lời nào, vì đã nặng lời với chú từ đầu. Nhưng chú ấy vẫn tươi cười, không giận không trách. Tôi nghĩ thầm chắc đây là sự khởi đầu cho chồng tôi học 1 chút hãy mở lòng ra. Tôi mong rằng chồng tôi nghĩ như thế.

Đến nhà ngoại chúng tôi ở lại cơm trưa ở đó và tôi tường thuật chuyện xãy ra cho ông bà nghe. Ông mới bảo chúng tôi rằng làm người phải như thế. Biết giúp đỡ người khác thì người khác dù có tính khó đến đâu cũng mủi lòng trước nghĩa cử cao đẹp của họ, và người đó cũng sẽ làm cho kẻ khác giống như vậy, vì họ bị vấp phải tình huống tiến thoái lưỡng nan.

Chiều hôm đó chúng tôi quay về nhà. Cơm tối xong tôi hỏi chồng tôi. Anh nghĩ gì về chú ấy? Chồng tôi nói: Chú ấy là người tốt, chúng mình đâu quen biết chú ấy mà chú ấy đã giúp mình qua sự cố đó.

Chồng tôi nói tiếp:
Bước đầu khi anh nhìn thấy chú ấy mở đồ nghề vá xe ra anh nghĩ ngay rằng chính ông ta là người rải đinh cho xe mình cán phải, rồi dở trò để tính tiền mưu lợi. Lúc đó anh không dám nói, vì phải nhịn để khi xong việc anh sẽ dạy cho ông ta một bài học nhớ đời.

Thế nhưng anh đã lầm, vì anh tưởng rằng ai cũng nghĩ như anh, lo cho bản thân mà thôi. Anh đã không phải với chú ấy ngay từ đầu, thế mà chú ấy bỏ ngoài tai, lại tận tình giúp đỡ, quên cả bản thân, trời sắp mưa, đưởng còn dài lại đi xe đạp thế mà chú ấy bỏ thời gian giúp vợ chồng mình qua cơn nguy khốn thất hiếm có.

Tối hôm đó, tôi có một đêm ngủ yên bình vì những lời mành chính miệng của chồng tôi nói ra.

Những ngày tháng tiếp tục trôi qua tôi nhận thấy ở chồng tôi bắt đầu thay đổi, tuy không nhiều nhưng đã có chuyển biến hơi hơi quan tâm tới người khác 1 chút. Tôi rất vui mừng.

3 tháng sau.
Hôm ấy là ngày chủ nhật, ngày nghỉ cuối tuần, khoảng 16 giờ bé trai nhà tôi lên cơn sốt dữ dội. Nhà chúng tôi cách bệnh viện 8 km. Chúng tôi đóng cửa nhà rồi chở cháu đi bệnh viện, chỉ còn 5 km là tới nơi lúc đó xe đổ dốc đèo, nửa chừng chồng hì hục cố sức cho nhanh. Đẩy lên dốc khoảng 100m thì mệt lả. Phần lo cho con bệnh, phần thời trời sắp đổ giông.



Tinh thần vợ chồng tôi rối bời. Tôi bảo chồng tôi để tôi đón xe đi trước còn anh đi sau. Nhưng sợ trời mưa chẳng ai chịu dừng. Thế rồi vợ chồng tôi đành đẩy bộ. Tôi vừa ẵm cháu nhỏ, vừa đẩy xe. Chồng tôi vừa cõng con vừa lái hì hục nhau cố sức đầy lên dốc mệt lã, rả rời, lo cho con bệnh lại phần thì trời sắp đổ mưa.

Bỗng nhiên lúc ấy có một chiếc xe honda tấp vào trước mặt chúng tôi rồi dừng xe, một anh trung niên đứng tuổi tiến lại gần chúng tôi và hỏi. Xe cô chú bị gì thế?

Chồng tôi liền đáp: Xe hết xăng anh ạ.

À té ra là thế. Tưởng là xe hỏng. Thôi chờ tôi một tí.

Anh ta tiến lại xe mở cốp xe lấy 1 chai nước khoáng rồi mở nắp đổ đi. Cúi xuống phần xe mở dây dẫn xăng cho vào chai rồi anh ta đem lại cho chúng tôi và bảo mau lên kẻo mưa to đến. Vợ chồng chúng tôi như diều gặp được gió. Chúng tôi nói chúng em cảm ơn anh, cảm ơn anh rất nhiều. Tôi lấy ví móc tiền ra định trả lại chổ xăng cho vị ãn nhân. Nhưng khi nhìn lên thì anh ấy đã đi rất xa rồi. Một nghĩa cử rất cao đẹp này, đã làm cho chồng tôi tỉnh thức. Đây là lần thứ 2, điều lạ lại xãy ra với gia đình chúng tôi, khi lâm vào cảnh cùng đường.

Với số xăng mà người đàn ông ấy trao tặng là món quà tinh thần không thể trị giá được đối với gia đình chúng tôi, và chúng tôi biết lấy đền đáp, họ là những kẻ vô danh. Nếu muốn trả ơn này, chắc chúng tôi phải học lại câu nói của ông bà ngoại. Nay mình mai họ. Tôi đang nghĩ như thế.

Cuối cùng rồi vợ chồng chúng tôi đã đến bệnh viện đưa cháu vào cấp cứu, không phải vào đổ xăng. Vì số xăng này đã đủ đến bệnh viện.

Vợ chồng chúng tôi đợi ngoài cửa để bác sĩ chẩn đoán chăm sóc. 2 phút sau kết quả chẩn đoán bị bị sốt và viêm ruột thừa cấp phải mổ ngay, mời đến phòng ký vào biên bản.

Mổ trước thủ tục cứ làm nếu chậm 2 phút sẽ vỡ mủ. Bệnh viện chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm, bác sĩ nói như thế.

Cuối cùng chờ đợi ở phòng mổ gần 8 tiếng đồng hồ. Cửa mở bác sĩ bảo: Chúc mừng cho ông bà vì đưa cháu đến kịp lúc. Chồng tôi ôm chặt lấy tôi và cháu nhỏ. Tốt rồi cám ơn bác sĩ. Bây giờ những giọt nước mắt của chồng tôi tuôn trào. Vì muốn cám ơn những người đã giúp đỡ để con mình được sống. 

Mà giá như không có tấm lòng nhân hậu của người khác thì con trai tôi đã….!

Ngày xưa nếu gía như mà chồng tôi gặp cảnh này không quan tâm thì cháu bé ấy sẽ qua đời. Vì chồng tôi quá ích kỷ chỉ biết riêng gia đình và bản thân. Tôi không biết rằng những gì mà đã xảy ra với gia đình chúng tôi.

Tôi xin dâng lời cảm tạ Chúa. Vì Chúa đã nhận lời con.

Bây giờ đây, con mới nhận thấy con là người hạnh phúc nhất. Vì qua 2 sự kiện này, chồng con đã hiểu “Yêu thương mọi người như yêu bản thân mình”.

Khi nghe qua, đừng cườ vì tôi đã lên tiếng có 1 ông chồng sống tốt với gia đình. Nhưng ích kỷ, hẹp hòi với xã hội. Anh ấy cho phép tôi viết về anh ấy “ Chồng tôi” Vì chồng tôi đã đổi mới.

Anh ấy muốn tôi viết về anh ấy để trả ơn những vị nghĩa cử tốt đẹp đời thường mà chồng tôi đã gặp.


Huỳnh Ngọc Nhân