Kinh nghiệm 30 năm với các linh mục vướng chuyện yêu - bài của Paul Midden

Quang X Nguyen

KINH NGHIỆM 30 NĂM VỚI CÁC LINH MỤC VƯỚNG CHUYỆN YÊU - bài của Paul Midden


'Love' đóng 1 vai trò chủ đạo trong đời linh mục Công giáo. Vì họ phải nói không ngừng với người khác về mọi thứ Love: Tình yêu Chúa, tình yêu tha nhân, và cả tình yêu đối với chính mình. Nhưng đối với họ, đặc biệt có tình yêu chức linh mục, yêu đời sống linh mục - 1 điều mà mọi Lm tôi biết đều cảm thấy cách sâu xa.

Tuy nhiên, khi tình yêu cụ thể giữa hai con người xảy ra - thứ tình của những cảm xúc mãnh liệt và có tính giằng co - nhiều vấn đề cam go và căn cốt sẽ xuất hiện.

Tôi là nhà tâm lý, và suốt gần 30 năm qua đã phải đương đầu với những vấn đề này - ở nơi những linh mục được bề trên của họ gửi đến để tìm sự giúp đỡ. Kinh nghiệm của tôi cũng chỉ giới hạn với những 'thân chủ' mà hành vi đã thành 'không thể bỏ qua' được, và họ không thuộc dạng có vấn đề với con nít.

Tôi làm việc với những người 'vương luỵ' cùng người lớn, cả 2 phái tính. Chắc chắn nhiều vị khác có thể xử lý tâm cảm của mình cách tỉnh táo (dù nếu không dễ dàng), và như vậy đã không rắc rối gì.
Thời gian đầu khi mới counseling cho hàng giáo sĩ, tôi đã bị sốc vì tình trạng nát bét nơi nhiều người. Tôi tự hỏi, nếu nhiều người không vui như vậy, sao họ không bỏ đi cho xong. Dần dần tôi mới hiểu là câu trả lời không giản dị như thế, nhất là khi nguồn cơn của cớ sự là tỉnh yêu.

Một ưu thế của nhà trị liệu là đối kiến thật gần với con người, và có thể trò chuyện với họ thật gần gũi. Và câu chuyện của những người tu sĩ phai tri lieu đều thật buồn và phức tạp.

TẠI SAO HỌ ĐI LÀM LINH MỤC?

Có lẽ trong mọi công việc của con người, chỉ có 'nghiệp' linh mục là độc nhất đòi hỏi đời độc thân. Họ cũng không thể thực hiện 1 hành vi tính dục nào, theo giáo huấn luân lý Công giáo. Như vậy họ sống trong một trạng thái xa lạ khác với người bình thường chúng ta - nơi đó xúc cảm thể lý tự nhiên trở thành nguy hiểm và thực tế bị cấm đoán. Đa số con người không thể và không tự chọn lựa điều này, nhưng các linh mục đã làm.

Có nhiều lý do cho điều đó: Một nề nếp gia đình mộ đạo lúc thiếu thời, một ước mong phục vụ, lòng muốn hy sinh cho tha nhân v.v... Nhưng cũng có thể có những động cơ khác tiềm ẩn - mà có khi chính đương sự cũng không ý thức rõ khi được tiến chức.

Đó là những gì? Có khi là sự mơ hồ mâu thuẫn về phái tính và tính dục; cảm giác xấu hổ không trưởng thành trước mọi thúc bách phái tính, hoặc một dạng ức chế khó giao tiếp với người khác bên ngoài 1 cương vị rõ rệt. Và, nghịch lý thay, nhiều khi là 1 khao khát mạnh mẽ được khẳng định bởi người khác, được tôn vinh, và...được yêu nữa (đúng như thế!) Làm cha nghĩa là được giáo dân mọi nơi tôn trọng và yêu kính. Ông cha, cách đương nhiên, là cái rốn của đời sống xứ đạo, cộng đoàn.
Giáo dân tự động dành cho linh mục 1 sự tôn kính mà ít nghề nghiệp nào khác sánh bằng. Và ông cha học cách hành xử trong vai trò của mình. Ngài biết mọi người theo dõi ứng xử của mình. 'Cha đang cười vui?', 'Cha đang nhăn mặt?', 'Cha có hài lòng không?' Rồi thì đời trở nên như Bồn cá, và mọi người theo dõi coi cá lội ra sao!

Trong hoàn cảnh đó, một linh mục sẽ 'xử lý' thế nào khi những yếu tố của 1 tình yêu xuất hiện - sự cuốn hút và phản hồi của thể lý, phản ứng của xúc cảm? Họ phải làm chi đây?

CÁC LINH MỤC NHẬN RA MÌNH ĐÃ YÊU NHƯ THẾ NÀO?

Quả là nhiều Lm cũng 'fall in love' giống như chúng ta thôi: Gặp 1 ai đó và cảm thấy bị hấp dẫn, làm quen, đi với nhau và...

Với người bình thường, có lẽ đó là 1 tiến trình vui. Trong cõi người đã cam kết độc thân, có thể cũng có vui nhưng lại bị vây hãm - bởi con mắt dò xét của giáo dân, của bề trên, của sự mong đợi của công chúng, của mặc cảm tội lỗi, và của thế bí tự thân vì tình yêu vắng bóng lối về 1 kết quả toàn vẹn.

Nếu rồi đương sự quyết định 'về trần' và lập gia đình - xét về tâm lý thì tốt thôi, không có nan đề gì. Đơn giản là 1 chọn lựa lại cách sống - có khó khăn đương nhiên, nhưng đời ai mà không có nhiều chuyện phải băn khoăn chọn lựa.

Nhưng có trường hợp như Cha D. - 1 linh mục rất thành công, 1 ngày kia mới té ra là ngài đã có quan hệ kéo dài cả chục năm với 2 người phụ nữ song song. Chuyện vỡ lở khi ông kể cho bà A vê bà B, và bị sốc (!) khi bà B không ngờ nổi giận ! Sau đó ông mới kể lại mọi chuyện khởi đầu ra sao, và ông để cho nó kéo dài thế nào khi đời mục vụ càng xuôi chèo mát mái thì chuyện 'bật mí' càng nên hiểm nguy. Ông tự tạo cho mình một cách tiếp cận 'thực tế' vừa giữ được tình cảm vừa yên vị được trong tư thế giáo sĩ.

Đây là trường hợp khá phổ biến với các thân chủ của tôi ở trung tâm: Họ vừa đầu hàng đam mê vừa không muốn hoặc không thể bỏ chức linh mục họ yêu mến và lệ thuộc vào. Trừ phi sự việc vỡ lở, còn thì họ cứ 'đu dây' như thế. Nhưng như vậy là có tình yêu không? Đôi khi cũng có chứ. Nhưng đa phần thì là làm xiếc giữa 2 chuyện không dung hoà được.

ĐIỀU TÔI THẤY LẠ LÀ CÁC VẤN ĐỀ TÂM CẢM VÀ THỂ LÝ dường như không được quan tâm mấy trong những năm dài tu học ở chủng viện. Giáo dục chủng viện hầu như chỉ nhắm khía cạnh Luân lý: Là linh mục thì phải làm cái này, không được làm cái nọ ! Khỏi phải nói, phần 'không làm' thì dài hơn nhiều !

Có 1 chuyện được truyền thông cách mặc nhiên là Tình Bạn Nam Nhi: Chơi thể thao đồng đội, sinh hoạt nhóm, giao lưu kết thân. Ấy thế nhưng, chuyện 'hữu nghị' phái nam này không phải là không có cái 'phức tạp' riêng của nó. Chuyện 'cặp đôi' hay này kia kia nọ không phải là không xảy ra được.
Thách đố thực sự sẽ đến khi người ta được chịu chức, và không còn thường xuyên ở dưới ánh mắt 'bảo hộ' của bề trên chủng viện. Trong 30 năm qua, con số linh mục đã sụt giảm rất nhiều, và các linh mục trẻ thường xuyên được gửi đến sống một mình trong 1 giáo xứ nào đó, sau khi được 'hướng nghiệp' cách tôi thiểu bởi 1 tiền bối cao niên hơn.

Trong bối cảnh ấy, vị linh mục trẻ có thể cảm thấy cô đơn, lẻ loi, bị hiểu lầm v.v... và tự nhiên dễ kiếm tìm 1 sự ủi an xa hơn phạm vi thuần tuý tinh thần. Và đây là mảnh đất tốt cho tình cảm triển nở.

Không phải thứ tình yêu lý thuyết, 'thần học' đã bàn thảo trên ghế chủng viện, nhưng là tình yêu thực tại, trực tiếp, giác quan đầy sức mạnh của thân xác con người. Là nơi những huấn điều luân lý dễ dàng bị mờ khuất và lui vào sau hậu trường.

Khi sự đã rồi, người linh mục sẽ đi tìm những lý lẽ để biện minh cho sự bất trung với lời khấn hứa của mình: Vì thất vọng, cảm thấy mất mát vì cuộc đời không như mình tưởng, vì cô đơn, vì bây giờ mới nhận thức được căn tính nhục cảm của mình - ngay cả vì kinh nghiệm của 1 con người tự do.

CÓ PHẢI LINH MỤC TRẺ NÀO CŨNG VẬY? TẤT NHIÊN LÀ KHÔNG PHẢI TẤT CẢ, NHƯNG CÓ NGƯỜI BỊ.


Phần lớn người giáo dân có gia đình như 1 chốn để trở về, nơi họ có thể xả xú bắp, càm ràm quạu cọ về cuộc đời 1 cách an toàn. Đa số linh mục không có 1 chỗ nào như thế.

Tại sao? Thế giới của giáo sĩ, như tôi quan sát được, hầu như là một chốn nặng Dương tính, thậm chí đến mức cứng cỏi. Điều này hơi trớ trêu, vì các giá trị Kitô giáo khá Âm nhu (thí dụ như Kiên nhẫn, Nhu thuận, Dịu Hiền) nhưng những sứ giả chính để chuyển tải chúng là các linh mục lại là nam nhi và thườg họ phải "tác nghiệp" cách đơn lẻ với rất ít sự hỗ trợ tâm cảm.

Than thở, kêu ca ư? Người yếu ớt mới làm thế, chứ các cha thì phải mạnh mẽ, để làm chỗ dực cho những kẻ yếu hèn. Có yếu đuối riêng tư thì là việc riêng của cha, nên giấu đi chứ đừng để lộ ra! Chính yêu cầu 'riêng tư' này khiến người linh mục dễ sa vào quan hệ tình ái. Thẳng thắn mà nói, với 1 người đàn ông tương đối trẻ, (có lẽ) chưa biết mùi đời, bị nhiều áp lực công việc - chỉ cần chút ít tín hiệu tình cảm từ ai đó thôi là có thể gây bão tố rồi! Sự mù mờ về những vấn đề tính dục càng làm đương sự dễ chết hơn.

KHI MỘT LINH MỤC BỀ NGOÀI SỐNG ĐỘC THÂN KHIẾT TỊNH, nhưng thực ra CÓ ĐỚI SÔNG TÌNH DỤC TÍCH CỰC, ông ta đã TỰ CHẶT ĐI 1 TRỤ CỘT của SỨC KHOẺ TÂM THẦN.

Chúng ta rất dễ phẫn nộ khi thấy 1 linh mục vượt rào, vi phạm biên giới chức nghiệp và đạo đức. Ai cũng kinh tởm chuyện giáo sĩ ấu dâm chẳng hạn. Nhưng dù những hành vi ấy không thể dung thứ được, thì cũng không khó để có thể hiểu vì sao họ dễ bị thương và tại sao họ tìm kiếm cái mà ai cũng cần đến: Sự an ủi đến từ thân mật thể xác, ngay cả trong 1 dạng thức méo mó nào đó.

Đành rằng sự thân mật có thể xảy ra ở mức độ thanh khiết: Hai người có thể nên tri kỷ qua hội thoại, chia sẻ với nhau hết mọi tâm sự có thể. Tuy nhiên, khi họ không cảm thấy 'vậy là đủ rồi', thì sức hút của thể lý sẽ rất khó cưỡng. Con người ta cần đụng chạm và được người khác đụng chạm. Bắt đầu từ mức độ nhỏ, 'vô tư' như 1 cái ôm chào ngắn ngủi, rồi giữ nhau lâu hơn,... hôn nhau rồi... Không khác chi kinh nghiệm của người đời thường.

ĐIỀU GÌ XẢY RA KHI LINH MỤC 'PHÁ GIỚI'


Có nhiều khác biệt lớn giữa những kẻ sống tình dục phóng đãng và những người phải tìm kiếm nó cách kín đáo, ẩn mật như các giáo sĩ. Khác biệt lớn nhất là ý thức tội lỗi và nỗi hổ ngươi đi kèm nơi những người loại sau. Hầu như các cha đều nghĩ đó là tội, cho nên họ khó suy xét về nó trong cái nhìn nào khác, và như vậy lại khó thấu hiểu nó cách thực tế hơn.Họ thường cũng muốn thoát ra, nhưng rồi lại tái phạm đi tái phạm lại. Nhiều người cứ tự nhủ sẽ 'lần cuối' rồi thôi, nhưng rồi lại...'nữa'! Nhiều lắm.

Một vấn đề khác là sự liêm chính. Bằng từ 'liêm chính' (integrity), tôi muốn nói đến ý thức về căn tính ngừoi ta nhận là của mình. Khi 1 linh mục tuyên xưng mình sống khiết tịnh nhưng làm ngược lại, ông đã sống 'hai mặt' và phá huỷ 1 cột trụ của tâm lý lành mạnh.

Không thể xem thường chuyện này đâu. Mặc dù trong giới tâm lý hiện nay đang thịnh hành 1 quan điểm coi sự âu lo, xao xuyến (anxiety) là 1 cái gì trung lập không tốt không xấu - trên thực tế nó thường liên hệ đến 1 vi phạm sâu nặng sự liêm chính bản thân.

Lấy thí dụ trường hợp Cha F. Ông đi trị liệu, uống đủ thứ thuốc chống xao xuyến và thử nhiều liệu pháp khác nhau mà không ăn thua. Cuối cùng ông mới nhận thức ra tất cả là do ông hay đi chơi điếm trong khi vẫn muốn tin mình là 1 linh mục tốt lành. Về mặt 'nghiệp vụ', ông quả là 1 giáo sĩ giỏi, nhưng trong thâm tâm, ông bị xâu xé nặng nề. Khi hiểu ra, ông có thể ngưng thuốc và bớt âu lo hẳn. Tất nhiên, ông phải qua 1 tiến trình khó khăn để trở lại lành mạnh. Qua những buổi counseling, ông từ từ phát triển được những phương thức hiệu nghiệm chống âu lo. Ông đi đến thấu hiểu chuyện đời mình cách thực tế hơn, bớt dần thuốc men, và với một số kỹ năng cụ thể đã có thể cam kết lại cách sống khiết tịnh. LIỆU PHÁP CHỮA TRỊ GIÚP SỨC CHO NGƯỜI TA TÌM LẠI KHẢ NĂNG CHỌN LỤA, chứ không bảo ngừoi ta phải chọn cái gì.

Khi một cuộc tình lãng mạn bắt đầu phại nhạt, có người bỏ đi nhưng cũng có người cố bám víu. Chuyện tình nào như thế cũng buồn, nhưng với linh mục thì còn bi đát hơn, vì mọi giá trị và ý nghĩa của đời họ bị cuốn phăng đi theo 1 cơn sóng đam mê mà nhiều khi họ không thấu hiểu.

Phải chăng nói như vậy có nghĩa là hàng giáo sĩ là giới ngây thơ về những nhu cầu xúc cảm và hệ luỵ của cảm xúc con người? Tôi nghĩ đúng là thế. Nhiều người đã không làm chủ được hành vi của mình, và không thực sự biết mình có khả năng sống khiết tịnh hay không khi chọn lựa đời độc thân!
Đi kèm theo sự ngây ngô này là mức độ vô tâm đáng kinh ngạc thường thấy của họ đối với người họ gọi là "yêu". Các linh mục phá rào này thường chỉ bận tâm ám ảnh với những cảm xúc mâu thuẫn của riêng mình, mà không hề nhạy cảm với những xâu xé xảy ra nơi "đối tác". Nhu cầu và ứoc muốn của người kia hầu như xa lạ với họ.

Liệu pháp nhóm (group therapy) rất hữu ích cho những ca này. Nếu một mình nhà trị liệu chỉ ra cho họ sự vô cảm tỏ tường, họ cũng khó thấy phê. Nhưng họ sẽ bị sốc khi nhiều người cùng nhóm bất bình và phản ứng mạnh khi nghe chuyện họ kể. Khi ấy, một cánh cửa mới bật ra, mở rộng tầm mắt cho họ, cho họ giảm đi sự ích kỷ trong quan hệ và cho họ hiểu hơn hậu quả mọi hành vi của mình. Đó là mục tiêu của việc trị liệu.

NGOÀI DẠNG 'DỄ CHẾT', cón có một ít Lm THỰC SỰ BIẾN THÁI, BỆNH HOẠN
Ngoài những trường hợp như nói ở trên, cũng có một ít người trong hàng giáo sĩ bệnh hoạn hoặc biến thái đến mức không còn chút lương tâm. Những người này hễ muốn gì là tìm cách lấy cho bằng được, bất kể lề luật phép tắc. Họ như loài chim săn mồi hoặc là dạng nghiện ngập tính dục bất khả kiềm chế. Loại người này có trong mọi nghề nghiệp, họ không bị thúc đẩy bởi nhu cầu riêng tư hay vì thiếu nâng đỡ nhưng vì những lệch lạc tâm lý mà cho đến nay chúng ta vẫn chưa lý giải được rõ ràng. May mắn thay, số giáo sĩ rơi vào dạng này RẤT ÍT. Phần lớn 'phá giới' chỉ là vì bản thân 'dễ chết' (personal vulnerabilty) mà thôi.

VẤN ĐỀ GIỚI LUẬT ĐỘC THÂN

Chúng ta có thể làm gì về chuyện này? Nhiều người đã nghĩ Giáo Hội nên bỏ luật độc thân cho hàng giáo sĩ triều (diocesan priests). Dĩ nhiên Giáo Hội có thể làm điều đó. Nhưng liệu như thế có GIẢI QUYẾT ĐƯỢC VẤN ĐỀ KHÔNG? Cấu trả lời là KHÔNG.

Không có chiếc đũa thần nào để làm biến đi mọi yếu đuối của con người, nhưng có thể có những biện pháp giúp giảm thiểu nó cách đáng kể. Hiện tại, nói chung hàng giáo sĩ đều được chăm sóc sức khoẻ tâm thần - như tâm lý trị liệu - khi cần thiết. Cũng đã có những nhóm hỗ trợ để nâng đỡ nhau, khi chưa đến mức phải 'nhập viện'.

Chúng tôi biết rằng việc học hỏi nhiều hơn về cac vấn đề tương giao và tính dục nhân bản sẽ có ích. Ở mức giáo xứ, để cho giáo dân có nhiều quyền và trách nhiệm hơn để đồng hành với các cha trong công việc chung cúng là 1 chiêu hướng tốt đáng khích lệ.

Mở rộng tầm hiểu biết của các linh mục về những vấn đề này cũng như về mọi khía cạnh cốt yếu của kinh nghiệm nhân sinh nói chung là 1 thách đố lớn. Điều này đòi hỏi một bầu khí đối thoại thành thật và ít phán xét hơn về những khía cạnh "làm người" này. CẦN RỜI XA CÁI NHÌN LÝ TƯỞNG THẦN THÁNH HOÁ LINH MỤC như là KHÔNG CÒN DỤC TÍNH, KHÔNG CÓ NHU CẦU. Cái đó là ảo tưởng, không có thực.

Mặc dù hiện đã có những nỗ lực đi theo chiều hướng này, nhưng vì truyền thống lâu đời của Công giáo là coi Tiết dục (sexual abstinence) cao trọng hơn mọi quan hệ, đưa đến khoảng cách lớn giữa giáo sĩ và giáo dân. Thu hẹp khoảng cách này lại có lẽ là điều nên làm để giữa hai bên dễ có được sự cộng tác và tình bằng hũu chân thật hơn, lành mạnh hơn.

Tôi cũng hiểu nhiều người sẽ không đồng ý hoặc rất ngại ngần điều này, vì nó sẽ đặt ra nhiều câu hỏi khác. Chung quy, lại là...phức tạp !

Fb Gioan X Lộ