Lão Hạc trong giấc mơ tuổi thơ- Tác giả: Dannyel- Bao

Anne de Jesu


Lão Hạc trong giấc mơ tuổi thơ

(Đề bài cô giáo cho: Hãy viết lại một câu chuyện bằng trí tưởng tượng của mình khi gặp Lão Hạc trước khi chết và bán cậu Vàng)

                                                                                                   Dannyel_Bao (13 tuổi)





Sau giờ tan học chiều, đột nhiên những đám mây đen từ đâu ùn ùn kéo đến che phủ cả một khoảng trời. Có vẻ trời sắp mưa! Tôi chợt nhớ ra sáng nay mẹ dặn nếu chiều tan học thì về thẳng nhà cất quần áo vì bản tin dự báo thời tiết tối qua thông báo là chiều nay có giông bão và mưa to. Ôi sao dự báo chuẩn thế! Không biết về nhà kịp nữa không đây. Tội vội chạy nhanh ra nhà xe tìm Lam - con bạn thân để đi nhờ xe nó, chứ đi bộ thì chạy cũng không né được số nước từ đám mây kìn kịt kia:


- Lam ơi! Cậu chở tớ về với, tớ đi bộ thì ko kịp về cất quần áo mất.

- Uh! Nhanh lên xe đi tớ đèo.

Tôi kẹp hai chân hai bên cùng đạp với Lam để cho nhanh nhưng mới đi qua dãy nhà liền kề bỏ hoang chưa có dân ở một lúc thì trời bắt đầu đổ mưa. Ôi thôi, hai đứa ướt sũng và đường trở nên trơn tuột ấy. Tự nhiên, Lam bị mất thăng bằng, chiếc xe đạp xiêu vẹo nghe một cái “Két!!!” xe đạp của Lam đã bị tuột xích. Hai đứa lo lắng chẳng biết làm thế nào.

- Đấy, tại cậu đấy cứ giục đi nhanh giờ tuột xích mất rồi, Lam làu bàu.

- Hic hic, tớ xót ruột về hai giàn quần áo mẹ tớ phơi tối qua, giờ phải mất công giặt lại rồi.

Nói qua nói lại, hai đứa bình tĩnh hơn, thò tay nhấc xích nhưng mãi không tra được mắt xích với nhau nên hai đứa dắt bộ để tìm chỗ sửa xe. Đi mãi mà chẳng thấy lại thêm mưa lớn hai đứa dường như tuyệt vọng. May thay lại có bóng người từ phía xa. Thấy thế, Lam bảo tôi: “Chúng mình dắt xe nhanh tới nhờ người phía trước tra xích giúp chúng mình đi.” Tôi đồng ý liền và cả hai chạy đến chỗ người đó, ủa ai mà quen thế nhỉ? Nhìn cái dáng người gầy gầy sao giống ông Tư cuối xóm quá. Chúng tôi đến gần và chợt nhận ra:

- Ah ông Tư! May quá gặp được ông, ông có thể tra giúp chúng cháu cái xích xe đạp bị tuột này được không ạ?

Ông chẳng nói chẳng rằng ngồi xuống và tra mắt xích rất nhanh, thoắt cái đã xong. Dù ướt nhẹp nhưng sau khi xe được sửa, chúng tôi mừng lắm. Hai đứa cảm ơn ông rối rít, nhưng ông cũng chẳng đáp lại một lời và lẳng lặng đứng lên và đi tiếp dù người ông cũng ướt sũng. Tôi định hỏi ông thêm nhưng chẳng kịp vì Lam giục lên xe để nhanh về. Ngoái lại, tôi thấy cái dáng còm còm đi trong mưa cứ như không có chuyện gì xảy ra ấy. Rồi cứ hiện trong đầu tôi cái vẻ mặt của ông cũng rất kì lạ, dường như ông đang trong nhung nhớ hay mất mát thứ gì đó rất quý. Rồi loáng một cái cũng về tới nhà, Lam thả tôi tại cổng và vèo cái phóng đi vì chạy mưa nốt. Thu hai dây quần áo ướt sũng xong thì mẹ cũng về nhà, tôi vội hỏi mẹ ngay về ông Tư.

- “Mẹ ơi! Mẹ kể cho con nghe về ông Tư được không ạ?” tôi hỏi mẹ.

- “Tại sao hôm nay con lại tò mò về ông Tư thế?” mẹ hỏi lại.

- “Dạ chiều nay nhờ ông ấy sửa xe giúp mà chúng con mới về nhà được đấy mẹ ạ! Nhưng con thấy ông ấy có vẻ đang rất buồn và lạ lạ sao ấy ạ.”

- Được rồi! Mẹ sẽ kể cho con! Ông Tư đi bộ đội về rồi mãi ông mới lấy vợ rồi sinh được một đứa con gái tầm tuổi con. Nhưng đời thật trớ trêu vợ ông ấy mất khi con bé mới đỏ hỏn nên ông phải gà trống nuôi con. Ông yêu thương con bé lắm, vừa làm cha vừa làm mẹ, ông làm thợ xây nhưng luôn cố cho con đầy đủ như chúng bạn. Rồi đời lại bất công thêm lần nữa với ông! Con bé lên 5 tuổi thì bị tai nạn xe khi đang chơi ở ngoài cổng nhà. Ông ấy đang về gần tới nhà chứng kiến tận mắt mà không kịp cứu con, con bé đã mất trên đường đi viện cấp cứu. Ông cứ buồn và tự trách đã không bảo vệ tốt cho con vậy nên thẫn thờ và như mất hồn. Từ đó trở đi, ông chẳng nói chuyện và tự ẩn mình không giao tiếp với bất cứ ai trong xóm.

- Ôi con thương ông Tư quá mẹ ạ!

- Chiều mai tan học con sẽ qua nhà ông ấy được không mẹ!

- Được rồi! mai mẹ sẽ chuẩn bị sẵn hoa quả cho con mang sang cảm ơn ông. Hai đứa đi học về tạt qua nhà lấy rồi sang nhà ông ấy, hi vọng các con sẽ giúp được ông ấy trở lại con người trước kia.

- Dạ mẹ! Con cũng sẽ rủ bạn Lam đi nữa mẹ ạ! Dù sao ông ấy cũng sửa xe giúp bọn con ạ.

Nói rồi tôi tắm rửa và ăn cơm để kịp vào giờ học online Văn của cô Hoài Thanh. Ca học tối nay thật xúc động khi cô Thanh phân tích tác phẩm kinh điển “Lão Hạc” của tác giả Nam Cao, tôi thấy sao có gì đó hao hao ông Tư chiều nay tôi gặp vậy.



Kết thúc ca học, tôi chợt thấy không khỏe, cơ thể tôi bắt đầu nóng lên. Mẹ tôi vội đi lấy khăn đắp để đắt lên chán tôi, Trong chốc lát, tôi thấy một tia sáng lóe lên rồi một ngôi làng nhỏ hiện ra trước mắt tôi. Trên con đường làng, một ông lão đang lững thững bước đi. Chắc hẳn ông ấy đang trong một tâm trạng nhớ nhung hay mất mát cái gì chăng. Ông Tư, ông Tư??? Tôi mới rón rén bước đến nhưng nhìn kĩ thì không phải ông Tư chiều nay tôi nhờ sửa xe mà là một ông lão tầm tuổi ông Tư và y dáng vẻ của ông ấy. Tôi nhẹ nhàng hỏi: “Ông ơi! Ông gì ơi! Ông là ai và ông ở đây làm gì vậy ạ? Làm sao mà trông ông có vẻ buồn vậy ạ?”

Ông lão nghe thấy liền ngẩng mặt lên. Nhìn ông tôi bất ngờ vô cùng, ông quen nhưng là ai thì tôi không thể nhớ là mình đã gặp ở đâu. Tôi gặng hỏi mãi ông lão trả lời: “Ông là Hạc!”. Ôi ông đúng là lão Hạc ư? người nông dân nghèo với phẩm chất đáng quý mà tôi đã học trong tiết học của cô Hoài Thanh sao?

Ông lão khẳng định thêm lần nữa: “Đúng, ông là Hạc đây!”.

Rồi tôi được ông dẫn về nhà ông, căn nhà lá trống hoác ngoài cái giường cũ kĩ và cái kiềng ba chân đặt trên là cái ấm đun nước giống nhà cụ ngoại tôi, có lần cụ cho chúng tôi xem các kỉ vật 60 năm về trước của cụ và kể những câu chuyện thời thơ ấu của cụ, giờ tôi được thấy tận mắt tại nhà ông Hạc. Ông Hạc cầm trên tay một củ khoai lang đi từ trong cái buồng tối om ra và mời tôi ăn, tôi nhận lấy và xin ông, rồi ông gọi: “Vàng ơi, vào đây con!”, tôi đang ngó ngó không thấy ai thì từ ngoài sân chỉ có con chó ngoáy tít đuôi chạy đến bên ông, ghé sát người vào chân ông và liếm liếm chân ông, ông từ từ ngồi xuống vuốt vuốt và ôm sát nó vào lòng nói: “Ngoan lắm con ạ!, đây là chị Bảo, con làm quen với chị đi, từ nay con phải coi chị là chị con nhé!” Vàng vui lắm tiến đến vẻ vui mừng lắm, xoắn cái đuôi và rít rít như chào tôi ấy, đáp lại tôi một tay xoa đầu Vàng, một tay cầm chân Vàng bắt tay chào nhau.

Từ hôm đó ngày nào tôi cũng ghé sang nhà ông Hạc để chơi với ông và Vàng. Nhưng hôm nay tôi được nghỉ học sớm tôi tới thẳng nhà ông Hạc. Từ cổng tôi gọi to: “Ông ơi, Vàng ơi?” Mãi không có tiếng trả lời, cảm giác lo lo khi không nghe tiếng trả lời quen thuộc như mọi lần. Khựng lại, tôi thấy ông Hạc nhưng lại không phải vẻ vui như mọi ngày. Cất tiếng hỏi: Ông Hạc ơi! Ông có chuyện gì mà trông ủ rũ thế?

Ông quay lại cố tỏ vẻ tươi cười nhưng miệng ông cứ méo mó, chề ra như mếu. Khe khẽ hé môi, ông bảo:

- Bảo đấy à! Cậu Vàng, cậu Vàng?...........

- Dạ! Cậu Vàng (tôi lo lắng và xót ruột), cậu ấy làm sao ông ơi? Ông nói cháu nghe đi! Vàng ơi, Vàng ơi, em đâu rồi???? Ngó quanh rồi chạy vào trong nhà, ra ngoài cổng vẫn không thấy Vàng đâu. Quay lại chỗ ông Hạc, “Ông, ông, Vàng đâu rồi ông???”

Ông nói một câu khiến tôi sững sờ:

- Ông bán rồi, họ vừa bắt xong!

- Giật bắn mình tôi lo lắng nói: “Chẳng phải ông yêu Cậu Vàng lắm sao ạ? Sao giờ ông lại bán Cậu Vàng đi như thế ông?

- Ông cũng không nỡ nhưng đành vậy thôi. Một ngày cậu ấy ăn hết gần 2 hào lận ông lo làm sao cho đủ.

- Già cả rồi nên ông tiết kiệm để dành dụm cho con khi nào nó về, nó còn lấy vợ.

- Mà Vàng có biết gì đâu, thấy ông đem cơm ra là cậu ấy ăn ngay. Ngờ đâu lại bị ông choàng dây vào cổ để người ta lôi đi. Từng này tuổi đầu rồi mà mình còn lừa một con chó!

Nói rồi chân tay ông cứ run rẩy, co rúm lại. Khuôn mặt thì dúm dó, nhăn nheo với hai hàng nước mắt chảy dài. Tôi an ủi:

- Ông như thế, Cậu Vàng mà biết ắt sẽ buồn lắm. Thôi ông nén bi thương, Vàng ra đi cũng coi như cậu ấy hoàn thành nghĩa vụ mà tạo hóa đã dựng nên để gửi đến làm bạn với ông.

- Cháu nói phải, động vật, chim thú, cây cỏ là do Chúa Trời tạo dựng để con người chúng ta có thể làm bạn và sinh sống. Nó cũng có thời gian của nó thôi, còn con trai ta mới là người ta phải có nghĩa vụ lo lắng cho nó, giữ cho nó tài sản mà nó đáng được hưởng vì nó đã quá thiệt thòi khi mồ côi mẹ từ nhỏ rồi.

- Thôi cháu về đi kẻo mẹ cháu lo lại đi tìm đấy.

- Dạ vâng, vậy ông bớt buồn ông nhé, cháu sẽ lại sang chơi với ông.

Nào biết rằng đây là lần cuối tôi được nói chuyện với con người thật thà và đáng kính trọng ấy. Chiều hôm đó, tôi vác giỏ trái cây mẹ dặn mang sang biếu ông Hạc sau hôm ấy tôi về kể với mẹ về ông và Vàng. Mới tới đầu ngõ đã thấy bao người xúm vào đông nghịt, la hét om sòm trước cổng nhà ông. Hẳn là có chuyện vui lắm thì mới đông người đến vậy. Đến gần cổng có một cô la hét và khóc lóc: “Ôi thật là khổ hết đường mà ông Hạc ơi!”. Chưa hiểu có chuyện gì mà lòng tôi chuyển từ háo hức sang lo lắng, tôi kéo tay cô gặng hỏi, “Cô ơi, có chuyện gì vậy ạ?” đáp nhanh: “ông ấy đang hấp hối”. Tôi hốt hoảng: “Ôi ông Hạc!”, chân tay tôi run lẩy bẩy chạy thẳng vào sân mà không kịp đáp lại cô kia. Giữa sân một ông lão nói: “Mới sáng nay ông còn khỏe mạnh sao giờ ông lại thành ra thế này cơ chứ hả ông Hạc?”. Tôi lại càng không hiểu chuyện gì, bỏ giỏ quà ở góc nhà tôi chạy vào trong nhà trống hoác quen thuộc mọi hôm mà sao hôm nay nó lại lạnh tanh quá chừng. Xúm quanh chiếc giường kín người, tôi cố chen vào và trước mắt tôi là ông Hạc, không phải tư thế cùng Vàng đón tôi mọi lần mà là tư thế co quắp, quằn quại mà tôi đứng sững, cứng người như bị đơ chẳng giúp được gì. Bọt từ mép cứ sùi ra làm ông nôn thốc nôn tháo, người thì cứ sốt mà nóng ran lên đau rát như từng kim châm sắc nhọn đâm vào da thịt. Những người chứng kiến cũng xót thay cho ông. Mấy thanh niên trong làng cùng kéo đến xem, ai ai cũng sợ xanh mặt. Họ cảm tưởng phải chịu nỗi đau ấy mà lạnh toát hết cả mồ hôi.

Tôi ngồi xuống bên giường vừa khóc vừa nói: “Ông ơi, ông ơi, sao ông lại thành ra như này?”, ông đã nói với cháu là mọi việc đã có Chúa lo, chúng ta chỉ cần đặt niềm tin nơi Ngài và phó thác vào Ngài thì mọi việc đều ổn thỏa mà ông. Ông quay mặt đưa ánh mắt nhìn tôi như muốn nói điều gì đó, cái ánh mắt xót xa hôm trước sau khi ông bán Vàng. Tôi đã hiểu chuyện gì rồi, tôi nói: “Ông ơi, cháu hiểu nỗi đau của ông, nhưng ông còn cháu, còn hàng xóm mà ông, mọi người vẫn bên ông mà, ông đừng bỏ cháu, ông làm như vậy sẽ mất phần rỗi linh hồn đó ạ.” Nước mắt tôi giàn giụa nắm chặt tay ông và nấc lên không ngừng, tôi vội đọc kinh lạy Cha và liên tục kêu tên cực Thánh mong trong ông cũng kịp hối lỗi và được ơn cứu rỗi linh hồn trước những hành động mất sự kiểm soát vì quá bất lực của cuộc sống nghèo nàn và cơ cực.

Ông Hạc bất giác lên cơn co giật, mặt biến sắc rồi kiệt sức, thở dốc, tim ông đã ngừng đập. Tôi sợ hãi, hoảng hốt chạy vội sang nhà ông giáo, người mà ông Hạc vẫn thường hay kể, nức nở báo tin. Trời ơi, nghe ông giáo kể, long tôi còn đau đớn hơn khi biết được cái thứ mà khiến ông đau đớn, quằn quại như thế lại là do bả chó ông xin của Binh Tư.

Ông giáo giọng buồn buồn nói: “Thì ra Lão Hạc xin bả chó của Binh Tư để tìm đến cái chết ư? “

Lúc đầu, ông giáo hiểu lầm và có chút thất về ông Hạc. Ông giáo cứ tưởng ông Hạc đã thay đổi từ một con người nhân hậu thành người đi ăn trộm như Binh Tư. Nhưng rồi, khi nghe tôi kể lại cái chết dữ dội và đau đớn của ông Hạc, ông giáo mới hiểu ra rằng: “Ông Hạc đã chọn cái chết để bảo toàn lòng tự trọng, bảo toàn mảnh vườn mà ông có chết cũng không phạm đến do người vợ quá cố để lại cho đứa con trai của ông."

Ông giáo đưa cho tôi số tiền làm ma mà ông Hạc đã tằn tiện chuẩn bị từ trước. Ông giáo bảo: “Thôi thì cháu mang số tiền này về nhờ mọi người trong xóm làm ma cho ông ấy để ông được yên nghỉ. Còn mảnh vườn cùng số tiền còn lại tôi sẽ gửi lại cho con trai ông.”

“Bảo ơi, Bảo ơi, dậy đi con, muộn học rồi đó con” tiếng gọi từ dưới bếp của mẹ. Tôi bừng tỉnh dậy. Thì ra tất cả chỉ là một giấc mơ. Nhìn lên đồng hồ tôi mới phát hiện chỉ còn 25 phút nữa là cổng trường sẽ đóng, mà tôi phải chạy hộc tốc 15 phút mới đến được trường. Tôi vội vã chạy đi đánh răng, rửa mặt, thay quần áo, lướt qua chào mẹ mà không kịp ăn bữa sáng: “Con đi học đây ạ”, để vẳng lại tiếng mẹ phía sau: “Không ăn sáng hả con?”. Thở phào nhẹ nhõm và đặt phịch mông xuống chỗ ngồi quen thuộc thì Cô Quỳnh Lam – giáo viên môn Ngữ Văn lớp tôi bước vào với vẻ mặt tươi cười rạng rỡ, tiết học đầu tiên bắt đầu. Sau khi cô kiểm tra bài cũ xong, cô viết lên bảng “Tiết 2 - cảm nhận truyện ngắn Lão Hạc”. Ôi! Trong tôi, mọi cảnh tượng trong giấc mơ của tôi về ngôi nhà thân thuộc của Ông Hạc và Vàng hiện ra rõ mồn một – nhưng không hiểu sao hai hàng nước mắt trào ra mà không ai có thể hiểu vì sao! Tôi nấc lên và khẽ nói “Ông Hạc ơi, Vàng ơi!”.

Giữa giờ ra chơi buổi chiều tôi hẹn Lam về dự định chiều nay hai đứa sẽ tới thăm ông Tư và Lam đã đồng ý sau khi nghe tôi kể câu chuyện tối qua mẹ tôi kể về ông. Tôi không muốn ông phải đi đến bước đường cùng như Ông Hạc. Tôi muốn nhận ông làm cha nuôi để an ủi nỗi lòng ông.Ông Tư ơi! ông chờ cháu nhé !