Sự thinh lặng- Tác giả: Dietrich Bonhoeffer-Giuse Phạm Đình Cường, C.Ss.R., chuyển ngữ

VTCG
SỰ THINH LẶNG



Con người sống trong những tiếng ồn,
trong nền văn minh ngôn ngữ
họ không còn biết thinh lặng là gì.

Sự sống nảy sinh trong thinh lặng,
con người chết trong lặng thinh
gặp gỡ Thiên Chúa trong thinh lặng.

Thinh lặng không thể thiếu
cho đời sống con người:
nó kích thích dòng suy nghĩ
giúp giảm bớt sai lầm,
chuẩn bị cho lắng nghe,
dẫn đưa vào cầu nguyện.

Thinh lặng cần thiết trong cuộc sống
có những khoảng lặng:
nín lặng về bản thân là khiêm tốn,
nín lặng về người khác là bác ái,
nín lặng đúng lúc là khôn ngoan,

nín lặng khi không chắc chắn là thận trọng,
nín lặng khi mọi thứ không như ý là kiên nhẫn.

Con người đích thực thì yêu mến sự thinh lặng,
thiền định trong thinh lặng,
quyết định trong thinh lặng.

Bạn không cần phải sợ sự thinh lặng,
đó là bậc thầy của chân lý,
là hương vị của chiều sâu,
là sự bình an, niềm vui, điềm đạm.

Đó là nơi để bạn kết hiệp với Thiên Chúa.
Nhiều khi là ngôn ngữ để hiểu Ngài.


Dietrich Bonhoeffer,
Giuse Phạm Đình Cường, C.Ss.R., chuyển ngữ từ bản tiếng Ý


Đôi lời của Bbt VTCG

Dietrich Bonhoeffer (1906 -1945) là một mục sư Tin Lành, nhà thần học, người Đức, thành viên sáng lập chính của phái Giáo hội Tuyên xưng (Confessing Church). 

Bài Sự thinh lặng trên đây gợi nhiều ý tưởng rất hay. Tuy nhiên, khi chúng tôi truy tìm về bản văn gốc tiếng Đức thì chỉ tìm thấy có 2 khổ đầu tiên sau đây, và cũng chỉ có ở trên 2 trang web đăng như những câu danh ngôn (trang 1; trang 2).

Der Mensch lebt im Lärm, 
in der Zivilisation der Worte: 
Er weiß nicht mehr, was Stille ist. 

Das Leben wird in der Stille geboren, 
der Mensch stirbt in der Stille, 
Gott begegnet in der Stille. 

Chúng tôi tìm bên bản tiếng Anh, cũng chỉ thấy xuất hiện hai đoạn đầu tiên như bản tiếng Đức.

Man lives in noise, 
in the civilization of words: 
he no longer knows what silence is. 

Life is born in silence, 
man dies in silence, 
God meets in silence. 
(Dietrich Bonhoeffer)

Tương tự, bản tiếng Pháp cũng chỉ có duy nhất một trang đăng lại đúng hai khổ đầu tiên này. 

Khi chúng tôi xem lại bản tiếng Ý, cũng chỉ thấy xuất hiện trên mạng xã hội nhưng mức độ dài ngắn cũng khác nhau, có chỗ không ghi rõ tác giả: bản dài năm 2015 trên fb (link) ; bản ngắn năm 2012 (link) bản 2020, chỉ có 2 khổ đầu (Link 1; link 2)

Bản văn thầy Giuse Cường chuyển cho chúng tôi được lấy từ một trang blog, không ghi tên người dịch. Theo thiển ý của chúng tôi, có 2 giả thuyết:
- Thứ nhất, tác giả Dietrich Bonhoeffer chỉ viết có hai đoạn đầu nói trên. Rồi khi chuyển ngữ sang tiếng Ý, dịch giả đã viết thêm các ý tưởng liền mạch.
- Thứ hai, bài đó ra đời trước năm 1945, và ít được mọi người biết đến. Một dịch giả người Ý may mắn đã đọc được cả bài và chuyển sang Ý ngữ.

Ai biết thêm thông tin nào khác, xin làm ơn chỉ giúp.

Trân trọng cảm ơn!