Sống – Chết - Tác giả: Đinh Văn Tiến Hùng

Lan Mary
Trong cái chết của Chúa Giêsu, chúng ta hãy tưởng nhớ đến những người quá cố. Những người quá cố đó có thể là những người thân của chúng ta, họ cũng có thể là những người chúng ta chưa hề quen biết, nhưng nhất là những người đã từng là kẻ thù của chúng ta. Tâm tình của người Kitô chúng ta trước hết phải là tâm tình tha thứ của Chúa Giêsữ. Cái chết của Chúa Giêsu đã trở thành nguồn ơn cứu rỗi và hòa bình. Cái chết của những người Nhật Bản tại Hiroshima đã trở thành một lời kêu gọi xây dựng hòa bình và tha thứ... Cái chết của những người mà chúng ta đang ngậm ngùi tưởng niệm trong ngày tháng qua cũng phải là một âm vang của chính cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá: " Xin Cha tha cho chúng." NGUỒN:

Trình thuật theo Phúc Âm
"Ta là sự Sống Lại và là Sự Sống" (Ga 11, 1-45)


Khi ấy, có một người đau liệt tên là Ladarô, ở Bêtania, làng quê của Maria và Martha. (Maria này chính là người đã xức dầu thơm cho Chúa, và lấy tóc lau chân Người. Em trai bà là Ladarô lâm bệnh). Vậy hai chị sai người đến thưa Chúa Giêsu rằng: "Lạy Thầy, người Thầy yêu đau liệt". Nghe tin ấy, Chúa Giêsu liền bảo: "Bệnh này không đến nỗi chết, nhưng để làm sáng danh Thiên Chúa và do đó Con Thiên Chúa sẽ được vinh hiển".

Chúa Giêsu thương Martha và em là Maria và Ladarô. Khi hay tin ông này đau liệt, Người còn lưu lại đó hai ngày. Rồi Người bảo môn đệ: "Chúng ta hãy trở lại xứ Giuđêa". Môn đệ thưa: "Thưa Thầy, mới đây người Do-thái tìm ném đá Thầy, mà Thầy lại trở về đó ư?" Chúa Giêsu đáp: "Một ngày lại chẳng có mười hai giờ sao? Nếu ai đi ban ngày thì không vấp ngã, vì người ta thấy ánh sáng mặt trời; nhưng kẻ đi ban đêm sẽ vấp ngã vì không có ánh sáng". Người nói thế, rồi lại bảo họ: "Ladarô bạn chúng ta đang ngủ, dầu vậy Ta đi đánh thức ông". Môn đệ thưa: "Thưa Thầy, nếu ông ta ngủ, ông sẽ khoẻ lại". Chúa Giêsu có ý nói về cái chết của Ladarô, nhưng môn đệ lại nghĩ Người nói về giấc ngủ. Bấy giờ Chúa Giêsu mới nói rõ: "Ladarô đã chết. Nhưng Ta mừng cho các con, vì Ta không có mặt ở đó để các con tin. Vậy chúng ta hãy đi đến nhà ông". Lúc đó Tôma, cũng có tên là Điđimô, nói với đồng bạn: "Chúng ta cũng đi để cùng chết với Người".

Đến nơi, Chúa Giêsu thấy Ladarô đã được an táng bốn ngày rồi. (Bêtania chỉ cách Giêrusalem chừng mười lăm dặm). Nhiều người Do-thái đến nhà Martha và Maria để an ủi hai bà vì người em đã chết. Khi hay tin Chúa Giêsu đến, Martha đi đón Người, còn Maria vẫn ngồi nhà. Martha thưa Chúa Giêsu: "Thưa Thầy, nếu Thầy có mặt ở đây thì em con không chết. Tuy nhiên, ngay cả bây giờ, con biết Thầy xin gì cùng Thiên Chúa, Thiên Chúa cũng sẽ ban cho Thầy". Chúa Giêsu nói: "Em con sẽ sống lại". Martha thưa: "Con biết ngày tận thế, khi kẻ chết sống lại, thì em con sẽ sống lại". Chúa Giêsu nói: "Ta là sự sống lại và là sự sống, ai tin Ta, dầu có chết cũng sẽ được sống. Và kẻ nào sống mà tin Ta, sẽ không chết bao giờ. Con có tin điều đó không?" Bà thưa: "Thưa Thầy, vâng, con đã tin Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống đã đến trong thế gian".

Nói xong bà về gọi Maria em gái bà và nói thầm với em rằng: "Thầy ở ngoài kia, Thầy gọi em". Nghe vậy, Maria vội vàng đứng dậy và đi đến cùng Chúa. Vì lúc đó Chúa Giêsu chưa vào trong làng, Người còn đang đứng ở nơi Martha đã gặp Người. Những người Do-thái cùng ở trong nhà với Maria và an ủi bà, khi thấy bà vội vã đứng dậy ra đi, họ cũng đi theo bà, tưởng rằng bà đi ra khóc ngoài mộ. Vậy khi Maria đến chỗ Chúa Giêsu đứng, thấy Người, bà liền sấp mình xuống dưới chân Người và nói: "Thưa Thầy, nếu Thầy có mặt đây, thì em con không chết". Khi thấy bà khóc nức nở và những người Do-thái theo bà cũng khóc, Chúa Giêsu thổn thức và xúc động. Người hỏi: "Đã an táng Ladarô ở đâu?" Họ thưa: "Thưa Thầy, xin đến mà xem". Chúa Giêsu rơi lệ. Người Do-thái liền nói: "Kìa, xem Ngài thương ông ấy biết bao!"

Nhưng có mấy kẻ trong đám nói: "Ông ấy đã mở mắt người mù từ khi mới sinh mà không làm được cho người này khỏi chết ư?" Chúa Giêsu lại xúc động; Người đi đến mộ. Mộ đó là một hang nhỏ có tảng đá đậy trên. Chúa Giêsu bảo: "Hãy đẩy tảng đá ra". Martha là chị người chết, thưa: "Thưa Thầy, đã nặng mùi rồi vì đã bốn ngày". Chúa Giêsu lại nói: "Ta đã chẳng bảo con rằng: Nếu con tin, thì con sẽ xem thấy vinh quang của Thiên Chúa sao?" Thế là người ta cất tảng đá ra. Chúa Giêsu ngước nhìn lên và nói: "Lạy Cha, Con cảm tạ Cha đã nhậm lời Con. Con biết Cha hằng nghe lời Con, nhưng Con nói lên vì những người đứng xung quanh đây, để họ tin rằng Cha đã sai Con". Nói rồi, Người kêu lớn tiếng: "Ladarô! Hãy ra đây!" Người đã chết đi ra, chân tay còn quấn những mảnh vải, trên mặt quấn khăn liệm. Chúa Giêsu bảo: "Hãy cởi ra cho anh ấy đi".

Một số người Do-thái đến thăm Maria, khi được chứng kiến những việc Chúa Giêsu làm, thì đã tin vào Người.


+ Ngoài Lazarô, còn có một số người Chúa cho sống lại.

- CON TRAI CỦA BÀ GÓA Ở XA-RÉP-TA.

Ba lần ông Êlianằm lên trên đứa trẻ và kêu cầu: "Lạy Đức Chúa, Thiên Chúa của con, xin cho hồn vía đứa trẻ này lại trở về với nó!". Đức Chúa nghe tiếng ông Êlia kêu cầu, hồn vía đứa trẻ trở về với nó, và nó sống (1 V 17:21-22).

- CON TRAI CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ SU-NÊM

Khi ông Êlisa tới nhà thì cậu bé đã chết, nằm trên giường của ông. Ông đi vào chỗ cậu bé, đóng cửa lại, chỉ có hai người ở bên trong, rồi cầu nguyện với Đức Chúa.Ông lên giường nằm lên trên đứa trẻ, kề miệng ông trên miệng nó, kề mắt ông trên mắt nó, đặt bàn tay ông trên bàn tay nó. Ông cứ nằm trên đứa trẻ, da thịt nó nóng lên.35 Ông đi đi lại lại trong nhà, rồi lại lên nằm trên nó; cậu bé hắt hơi đến bảy lần, và mở mắt ra (2 V 4:32-35).

- NGƯỜI ĐÀN ÔNG TẠI MỘ ÔNG ÊLISA

Ông Êlisa qua đời và người ta đã chôn cất ông. Hàng năm, các toán quân Mô-áp xâm nhập xứ sở. Vậy, có lần người ta đang đem một người chết đi chôn, thì thấy một toán quân của bọn đó, họ liền vất người chết vào mộ ông Êlisa, rồi bỏ đi. Người chết vừa đụng phải hài cốt của ông Êlisa thì sống lại và đứng thẳng dậy (2 V 13:20–21).

- CON TRAI CỦA BÀ GÓA Ở NA-IN

Trông thấy bà, Chúa chạnh lòng thương và nói: "Bà đừng khóc nữa!". Rồi Người lại gần, sờ vào quan tài. Các người khiêng dừng lại. Đức Giêsu nói: "Này người thanh niên, tôi bảo anh: hãy trỗi dậy!". Người chết liền ngồi lên và bắt đầu nói. Đức Giêsu trao anh ta cho bà mẹ (Lc 7:13-15).

- CON GÁI CỦA ÔNG GIAI-RÔ

Mọi người đều đấm ngực khóc thương nó. Đức Giêsu nói: "Đừng khóc! Con bé có chết đâu, nó ngủ đấy!". Họ chế nhạo Người, vì biết nó đã chết. Nhưng Người cầm lấy tay nó, lên tiếng gọi: "Này bé, trỗi dậy đi!". Hồn đứa bé trở lại, và nó đứng dậy ngay. Đức Giêsu bảo người ta cho nó ăn (Lc 8:52-55).


Sự Chết theo Kitô Giáo

"Lạy Chúa! Xin cho các Linh Hồn được nghỉ yên muôn đời, và cho Ánh Sáng ngàn thu chiếu soi trên các Linh Hồn ấy."

- Có 1 thời để chào đời, có một thời để lìa đời. (Gv.3: 2)

- Là Kitô hữu chúng ta Chết cho Chúa, cũng như đã sống cho Ngài. (Kn.14: 7)

- Nhờ sự Chết chúng ta tôn vinh Thiên Chúa. (Ga.21: 19)

- Phúc thay những kẻ Chết trong Chúa. (Kn.14: 13)

- Khi chấm dứt cuộc đời ở trần thế này, chúng ta không trở lại với thế trần ở nơi nào khác. Con người chỉ Chết một lần. (Dt.9: 23)

- Người đức nghĩa dù chết sớm cũng được nghỉ yên. (Kn.4: 7)

- Khi sắp Chết con người hết lòng kêu cầu lên Chúa với hy vọng Ngài sẽ không bỏ rơi họ. (Tv.16: 10)

- Chính Thiên Chúa đã nuôi dưỡng niềm hy vọng và đã để cho niềm hy vọng nối dài, vì Ngài đã không giao tôi cho Thần Chết. (Tv.118: 18)

- Xin Thiên Chúa kéo con lên khỏi ngục Tử Thần, để ca tụng Chúa tại cửa thành Sion. (Tv.9: 14)

- Tôi không Chết, nhưng bước vào cõi Sống. (Têrêsa Hài Đồng Giêsu)

- Sự Chết cao quí vì nó chấm dứt những lao công vất vả, nó là chìa khóa mở dẫn đến cuộc sống khải hoàn.(Thánh Bênađô)

- Mọi người hãy vui mừng với tôi, vì tôi sắp lìa bỏ chốn sầu khổ để đến nơi an nghỉ.(Thánh Nữ Catarina)

- Đời sống với tôi là Đức Kitô và sự Chết đối với tôi là ngày lãnh công.(Thánh Philiphê)

- Lạy Chúa, bây giờ cho tôi tớ Chúa chết bình an! (Lời Ông Simêon khi ẵm Chúa Hài Nhi)

- Tôi ao ước Chết để được ở với Chúa Kitô.(Thánh Phaolô)

- Chính lúc Chết đi là khi vui sống muôn đời. (Kinh Hòa bình - Thánh Phanxicô Assisi)

- Lạy Chúa nhân từ! Xin thương đoàn tụ con cái Cha đang tản mạn khắp nơi. Xin thương cho ông bà, cha me, anh chị em chúng con đã qua đời và tất cả những ai đã ly trần trong ơn nghĩa Chúa, nơi chúng con hy vọng sẽ tới, để cùng nhau hưởng vinh quang Chúa muôn đời. (Lời Vị Chủ Tế đọc trong Thánh Lễ)


Suy niệm về Sự Chết

"Chỉ trong Thiên Chúa mà thôi,
Hồn tôi mới được nghỉ ngơi muôn đời"


Nếu chết là một chấm hết, thì cái chấm hết ấy có lẽ chỉ có giá trị đối với sự thù hận. Người chết không còn hận thù nhau nữạ Dù có căm thù sâu sắc đến đâu, nằm kề bên nhau trong một nghĩa địa, những người chết sẽ không bao giờ thấy một cuộc chiến giữa những người chết. Nếu có một thế giới không còn chiến tranh, không còn vũ khí, không còn hận thù nhau nữẫ. có lẽ đó là thế giới của nghĩa trang. Nơi đó chính là nơi an nghỉ khỏi mọi thù hận.

Cái chết, dù độc ác đến đâu, cũng trở thành đấu chỉ của hòa bình... Đó là điều mà chúng ta có thể xác quyết khi nhìn ngắm cái chết của Đức Kitô trên thập giá. Ngài chết để lôi kéo mọi người đến với Ngàị Và để thực hiện điều đó, trong những giây phút cuối cùng của cuộc sống trần gian, Ngài đã tha thứ ngay cho những kẻ đang hành hạ Ngài.

Trong cái chết của Chúa Giêsu, chúng ta hãy tưởng nhớ đến những người quá cố. Những người quá cố đó có thể là những người thân của chúng ta, họ cũng có thể là những người chúng ta chưa hề quen biết, nhưng nhất là những người đã từng là kẻ thù của chúng ta. Tâm tình của người Kitô chúng ta trước hết phải là tâm tình tha thứ của Chúa Giêsữ. Cái chết của Chúa Giêsu đã trở thành nguồn ơn cứu rỗi và hòa bình. Cái chết của những người Nhật Bản tại Hiroshima đã trở thành một lời kêu gọi xây dựng hòa bình và tha thứ... Cái chết của những người mà chúng ta đang ngậm ngùi tưởng niệm trong ngày tháng qua cũng phải là một âm vang của chính cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá: "Xin Cha tha cho chúng."

Hãy mai táng chính mình

Một vị linh mục nọ đã có một sáng kiến rất ngộ nghĩnh để đánh động giáo dân trong giáo xứ. Một buổi sáng Chúa Nhật nọ, dân chúng bỗng nghe một lời rao báo như sau: "Một nhân vật trong giáo xứ vừa qua đời. Tang lễ sẽ được cử hành vào sáng thứ Tư tới". Nghe lời loan báo ấy, cả giáo xứ nhốn nháo lên. Người nào cũng muốn biết con người quan trọng ấy là ai.
Đúng ngày tang lễ, mọi người trong giáo xứ nườm nượp kéo nhau đến nhà thờ. Từ cung thánh cho đến cuối nhà thờ, không còn một chỗ trống. Người ta đến không phải để cầu nguyện cho người quá cố cho bằng để nhìn mặt lần cuối cùng con người mà ai cũng muốn biết.

Sau thánh lễ, vị linh mục đến mở nắp quan tài để cho mọi người đến chào từ biệt lần cuối cùng người quá cố. Ai ai cũng sắp hàng để nhìn cho kỳ được người chết. Nhưng ai cũng đều ngạc nhiên, bởi vì thay cho thi hài của người chết, mỗi người chỉ nhìn thấy trong quan tài một tấm gương và dĩ nhiên, khi cúi nhìn vào quan tài, mỗi người chỉ nhìn thấy dung nhan của mình mà thôi.

Chờ cho mọi người làm xong nghi thức từ biệt ấy, vị linh mục mới giải thích: "Như anh chị em đã có thể nhận thấy, tôi đã cho đặt vào trong quan tài một tấm kính. Con người mà anh chị em nhìn thấy trong quan tài không ai khác hơn là chính mỗi người trong chúng ta. Vâng, đúng thế, thưa anh chị em, mỗi người chúng ta cần phải mai táng chính mình... Thánh lễ vừa rồi đã được cử hành cho tất cả chúng ta".

Phụ dẫn: Phỏng vấn Bà Maria Simma lần đầu tiếp xúc với các linh hồn vào lúc chết

Lòng thống hối ăn năn có vai trò gì trong giờ chết?

- Ăn năn thống hối rất quan trọng. Trong mọi trường hợp thì tội được tha, nhưng những hệ quả của tội vẫn còn đó. Nếu một người muốn được toàn xá (tha bổng) vào lúc chết, nghĩa là được đi thẳng vào Thiên Đàng, thì linh hồn phải thoát khỏi mọi ràng buộc.

Ở đây tôi muốn chia sẻ một chứng từ rất có ý nghĩa do bà Maria kể.

Bà được yêu cầu tìm ra linh hồn một phụ nữ, mà họ hàng tin là đã hư vong, vì lối sống kinh khủng của bà trước khi qua đời. Bà ấy bị tai nạn, rơi từ xe lửa xuống và chết.

Một linh hồn kể với bà Maria rằng: người phụ nữ ấy đã được cứu, được cứu khỏi Hỏa Ngục, bởi vì vào lúc chết, bà đã thưa với Chúa: "Chúa lấy mạng sống con thì rất đúng, vì con sẽ không thể nào xúc phạm Chúa được nữa". Chính nhờ vậy, mà tội lỗi của bà đã được xóa.

Thí dụ này đầy ý nghĩa, vì nó cho chúng ta thấy rằng: chỉ một khoảnh khắc khiêm nhường và ăn năn vào lúc chết, cũng có thể cứu chúng ta.

Nói vậy không có nghĩa là bà ấy không phải vào Luyện Ngục, nhưng bà ấy tránh được Hỏa Ngục, mà có lẽ bà đáng phải chịu, vì sự bất kính, báng bổ của mình.

Thưa bà Maria Simma, tôi muốn hỏi bà: Vào lúc chết, trước khi bước vào vĩnh cửu, linh hồn có được ban cho một thời gian để quay về với Chúa hay không? Chẳng hạn như một thời gian giữa cái chết có vẻ thật và cái chết thật?

- Có chứ, có chứ, Chúa ban cho mỗi người nhiều phút để hối tiếc về tội lỗi đã phạm và để quyết định: Tôi chấp nhận, hay tôi không chấp nhận đi gặp Thiên Chúa. Lúc ấy, chúng ta được xem cuốn phim về cuộc đời minh.

Tôi biết có người đàn ông kia, tuy ông tin những gì Hội Thánh dạy, nhưng lại không tin có sự sống đời đời. Một hôm, ông lâm bệnh nặng và bị hôn mê. Ông thấy mình ở trong một căn phòng có treo tấm bảng ghi lại tất cả những gì ông đã làm, điều tốt cũng như điều xấu. Bỗng tấm bảng cũng như các bức tường của căn phòng biến đi hết, để lộ ra một quang cảnh đẹp không thể tả, khiến ông ngây ngất. Sau đó ông tỉnh dậy, ra khỏi cơn hôn mê và quyết định thay đổi lối sống.

Sự việc kể trên rất giống với chứng từ về "các kinh nghiệm và tình trạng cận tử - gần cái chết", là một kinh nghiệm về ánh sáng siêu nhiên, khiến cho người ta không thể tiếp tục sống như trước.

Thưa bà Maria, mọi linh hồn có được nhìn thấy Thiên Chúa như nhau vào lúc chết không?

- Mỗi linh hồn được ban cho sự hiểu biết về cuộc sống của mình và cả những đau khổ sắp đến nữa, nhưng không phải ai cũng được như ai. Mức độ mà Thiên Chúa tỏ mình ra, tùy thuộc vào cuộc sống của từng người.

Thưa bà, ma quỷ có được phép tấn công chúng ta vào lúc chết không?

- Có, nhưng con người có ơn Chúa, để chống cự và xua đuổi nó. Vì vậy khi con người không muốn dính dáng gì đến ma quỷ, thì nó không làm gì được.

Đúng là một tin vui! Khi một người biết mình sắp chết, người ấy nên chuẩn bị thế nào cho tốt nhất?

- Trao phó mình hoàn toàn cho Chúa. Hãy dâng lên tất cả mọi đau đớn khổ sở của mình. Hãy hoàn toàn vui mừng trong Chúa.

Và người ta phải có thái độ nào trước một người sắp chết? Điều tốt nhất có thể làm cho họ là gì?

- Cầu nguyện thật nhiều! Hãy chuẩn bị cho họ chết. Người ta cần phải nói sự thật.

Thưa bà, bà có lời khuyên nào cho những người muốn nên thánh ngay từ đời này?

- Hãy khiêm nhường thật nhiều. Chúng ta không được tự mãn. Kiêu ngạo, là cái bẫy của ma quỷ.

Thưa bà, xin cho chúng tôi biết: Người ta có thể xin Chúa cho mình được trải qua Luyện Ngục ngay ở trần gian này, để sau khi chết, không phải vào Luyện Ngục không?

- Được chứ. Tôi biết một linh mục và một phụ nữ trẻ, cả hai đều bị bệnh lao và phải nằm bệnh viện. Người phụ nữ nói với linh mục: "Chúng ta hãy xin Chúa ban cho đủ
sức chịu đau khổ từ trần gian này, để mai sau được vào thẳng Thiên Đàng."

Linh mục trả lời rằng: ông không dám xin điều đó.

Gần bên có một nữ tu. Tất cả những gì hai người nói với nhau đã lọt vào tai bà. Người phụ nữ trẻ chết trước, linh mục chết sau, và ông hiện về với nữ tu, bảo rằng:

"Giá mà tôi cũng biết trông cậy như chị kia, thì tôi cũng đã được vào thẳng Thiên Đàng như chị ta rồi!"

Xin cảm ơn bà về chứng từ tuyệt vời này.

Đinh Văn Tiến Hùng - Tổng hợp