Cô bé Hi Vọng - Tác giả: Charles Péguy

Lan Mary
Bé gái mà Ta yêu thích hơn cả chị Tin -Chúa thầm thì- Đó chính là bé Hi Vọng. Người luôn khiến cho Ta ngạc nhiên Đó cũng là bé Hi Vọng Thật không thể tin được Bé Hi Vọng dẫu vô cùng nhỏ bé Như chẳng là gì cả Cô bé chỉ là... Bất tử thôi! NGUỒN:

1

Bé gái mà Ta yêu thích hơn cả chị Tin
-Chúa thầm thì-
Đó chính là bé Hi Vọng.
Người luôn khiến cho Ta ngạc nhiên
Đó cũng là bé Hi Vọng
Thật không thể tin được
Bé Hi Vọng dẫu vô cùng nhỏ bé
Như chẳng là gì cả
Cô bé chỉ là...
Bất tử thôi!

2
Vì ba thần đức của Ta
-Chúa phán-
Ba nhân đức do Ta tác sinh
Ba con gái cưng của ta
Như những sinh linh khác
Thuộc chủng tộc loài người.
Chị Tin là nàng Dâu chung thủy
Chị Mến là Mẹ hiền đầy tâm huyết yêu thương
Như người chị cả
Hay như người mẹ thứ hai.

3
Riêng bé Hi Vọng không là gì cả
Giáng Sinh vừa qua em mới chào đời
Đang vui chơi với anh chàng tháng Giêng
Với đám linh sam Đức phủ đầy sương giá
Với chú bò, cô lừa bằng gỗ
Với từng bức tranh nho nhỏ xinh xinh
Với chiếc nôi rơm khô thú vật chê bỏ
Từng cọng gỗ khô khỏng chênh chao.

4
Nhưng chính cô bé vượt muôn ngàn tinh tú
Dù em chẳng là gì cả
Thân liễu yếu đào tơ
Lại kéo tất cả mọi người
Băng qua thế giới này
Băng qua thế giới khác
Như ngôi sao dẫn đường cho ba Vua
Từ phương Đông xa xăm
về bên Máng Cỏ nơi Con ta ngự
Như ngọn lửa run rẩy mong manh
Một mình em uốn nắn đức hạnh và thế giới.

5
Một ngọn lửa xé toạc những màn đêm vĩnh cửu
Linh mục tuyên xưng
Thừa tác viên của Chúa hỏi:
- Ba nhân đức đối thần là gì?
Đứa trẻ đáp:
- Thưa: Ba nhân đức đối thần là Tin-Cậy-Mến.
- Tại sao gọi là các nhân đức đối thần?
- Thưa, vì chúng liên quan trực tiếp với Thiên Chúa.
- Thế, Đức Cậy là gì?
- Thưa, đó là nhân đức siêu nhiên. Nhờ đó chúng ta trông đợi nơi Thiên Chúa với lòng tin cậy, nhờ ân sủng của Ngài nơi trần gian và vinh quang vĩnh cửu đời sau.
- Hãy đọc Kinh Cậy.
- "Lạy Chúa con, con trông cậy vững vàng, vì công nghiệp Đức Chúa Giêsu thì Chúa sẽ ban ơn cho con giữ đạo nên ở đời này, cho ngày sau được lên Thiên đàng xem thấy mặt Đức Chúa Trời hưởng phúc đời đời, vì Chúa là đấng phép tắc và lòng lành vô cùng đã phán hứa sự ấy chẳng có lẽ nào sai được. Amen".

6
Con ơi, người ta hay quên: bé Hi Vọng là một nhân đức
Đó là một nhân đức đối thần
Trong ba chị em, có lẽ bé đẹp lòng Thiên Chúa nhất
Vì chắc chắn em là người gặp khó khăn nhất
Có lẽ em là gặp khó khăn duy nhất
Và chắc chắn em đẹp lòng Chúa nhất.

7
Chị Tin thì tin lẽ hiển nhiên
Chị Tin tự mình bước đi
Để tin chỉ cần đón nhận mọi sự vốn là
Chỉ cần ngắm nhìn là thấy.
Để không tin, người ta phải cưỡng lại
Tự hành hạ bản thân
Tự dằn vặt chính mình
Tự làm mình khó chịu
Tự làm cứng lòng mình
Lộn ngược bản thân
Lật ngược chính mình
Đứng dậy.

8
Chị Tin thì hoàn toàn tự nhiên
Hoàn toàn sống động
Rất đơn giản, đến tức thời
Đến tuyệt vời
Đó là người phụ nữ thiện lành
Như một bà lão tốt bụng
Như một giáo dân ngoan đạo
Một con chiên giáo xứ
Một giáo dân khiêm nhường
Kể chúng ta nghe những câu chuyện ngày xưa
Những câu chuyện xảy ra thời cổ đại.

9
Con ơi,
Để không tin
Người ta phải bưng tai bịt mắt mình lại
Không nhìn thấy, để không tin.

10
Chị Mến là mến tự nhiên
Mà rất tiếc phải ra khỏi mình
Để yêu người lân cận
Con phải biết quên đi bản thân
Chỉ cần nhìn vào bao nhiêu đau khổ
Vì không yêu thương tha nhân
Người ta phải sống miễn cưỡng
Tự hành hạ bản thân
Tự làm khổ chính mình
Trong tâm chất phiền não
Lòng ra chai đá
Làm tổn thương chính mình
Làm biến chất chính mình
Lộn ngược bản thân
Đảo ngược chính mình
Đứng dậy.

11
Chị Mến thì tự nhiên
Như dòng nước tự do tuôn chảy
Vô cùng giản dị, tốt bụng tuyệt vời
Đó là chuyển động đầu tiên của trái tim
Động thái đầu tiên thật tốt lành
Chị Mến vừa là mẹ vừa là chị cả
Con ơi
Để không yêu tha nhân
Con phải bưng mắt bịt tai
Trước bao nhiêu tiếng kêu đau khổ.

12
Nhưng bé Hi Vọng không phải tự mình mà có
Không tự đi một mình
Để hi vọng, con ơi, người ta phải thấy hạnh phúc
Được đón nhận một ân sủng lớn lao.
Chị Tin thì dễ tin
Không tin là điều không thể.
Chị Mến thì dễ mến
Không yêu là điều không thể.

13
Nhưng Bé Hi Vọng thật là khó khăn
Với giọng thâm trầm và hổ thẹn
Vừa dễ dàng và vừa khó khăn là tuyệt vọng
Đó là cơn cám dỗ lớn lao.
Bé Hi Vọng tiến bước giữa hai người chị
Người ta không chú ý đến em
Trên con đường cứu độ
Trên con đường xác phàm
Trên con đường cứu độ gian nan
Trên con đường vô tận
Trên con đường giữa hai người chị
Bé Hi Vọng âm thầm tiến bước.

14
Giữa hai chị gái lớn
Một người đã kết hôn và một người đã làm mẹ
Dân theo Đạo chỉ lưu tâm đến hai chị thôi
Người đầu tiên và người cuối cùng
Ai đi vội vàng nhất
Trong thời điểm hiện tại
Trong khoảnh khắc nhất thời trôi qua
Dân theo Đạo chỉ nhìn thấy hai chị lớn
chỉ chăm chú theo dõi hai chị thôi
Một đi bên phải và một bước bên trái
Hầu như không nhìn thấy cô bé bên trong
Em nhỏ đang còn tập đi
Từng bước, từng bước
Mất hút giữa tà áo của hai người chị
Người ta tưởng hai chị lớn dắt dìu em nhỏ
Đi giữa hai người
Để kéo người ta theo đường cứu độ gian nan.
Họ mù quáng không thấy điều ngược lại
Chính bé Hi Vọng đi giữa kéo hai chị mình
Không có em, họ sẽ chẳng là gì cả
Hai người thiếu phụ luống tuổi rồi
Cuộc đời bị vò nát nhuốm màu
Chính cô bé điều khiển tất cả.

15
Vì chị Tin chỉ nhìn thấy những gì hiện hữu
Còn bé Hi Vọng thấy cả điều sẽ xảy ra
Chị Mến chỉ yêu những gì đang hiện hữu
Còn bé Hi Vọng yêu cả điều sẽ xảy ra
Chị Tin nhìn thấy những gì là
Trong thời gian và trong vĩnh cửu
Riêng bé Hi Vọng thấy những gì sẽ đến
Trong thời gian và trong vĩnh cửu
Tắt một lời, thấy tương lai của cõi vĩnh hằng.

16
Chị Mến yêu những gì đang có
Trong thời gian và trong cõi vĩnh hằng
Mến Chúa và yêu tha nhân
Như chị Tin nhìn thấy
Thiên Chúa với công trình sáng tạo.

17
Nhưng bé Hi Vọng yêu những gì sẽ xảy ra
Trong thời gian và trong vĩnh cửu
Là tương lai của cõi vĩnh hằng
Bé nhìn thấy những gì chưa thấy
Bé nhìn thấy những gì sẽ xảy ra
Bé yêu những gì chưa có
Bé yêu những gì sẽ đến
Trong tương lai của cõi vĩnh hằng
Trên con đường khúc khuỷu đầy cát và khó khăn
Trên sườn đồi núi trập trùng
Như lơ lửng trên vòng tay của hai người chị
Dù không ai nắm tay em kéo đi
Cô bé Hi Vọng
Không ngừng tiến bước.

18
Trông như em để hai chị kéo mình đi
Như đứa trẻ không còn đủ sức
Dòng người chạy theo em dù bước cao bước thấp
Sự thật thì, chính em kéo hai người
Chính em hướng dẫn
Giúp mọi người bước đi
Mỗi ngày lại bắt đầu
Và em giúp mọi người dìu nhau
Ai nấy đều cố gắng vì em nhỏ
Và hai chị lớn cũng chỉ vì em.

Charles Péguy

Nguyên tác: "Le Porche du Mystère de la deuxième vertu", 1912

Đình Chẩn dịch, Chúa nhật I, Mùa Vọng 2023.


La petite espérance de Charles Péguy

1
La foi que j'aime le mieux,
dit Dieu,
c'est l'espérance
Ce qui m'étonne,
dit Dieu, c'est l'espérance.
Et je n'en reviens pas.
Cette petite espérance qui n'a l'air de rien du tout.
Cette petite fille espérance.
Immortelle.

2
Car mes trois vertus,
dit Dieu
Les trois vertus mes créatures
Mes filles mes enfants
Sont elles-mêmes comme mes autres créatures
De la race des hommes.
La Foi est une Épouse fidèle
La Charité est une Mère
Une mère ardente, pleine de cœur
Ou une sœur ainée qui est comme une mère.

3
L'Espérance est une petite fille de rien du tout
Qui est venue au monde le jour de Noêl de l'année dernière
Qui joue encore avec le bonhomme Janvier
Avec ses petits sapins en bois d'Allemagne couverts de givre peint.
Et avec son bœuf et son âne en bois d'Allemagne
Peints
Et avec sa crèche pleine de paille que les bêtes ne mangent pas
Puisqu'elles sont en bois

4
C'est cette petite fille pourtant qui traversera les mondes.
Cette petite fille de rien du tout.
Elle seule, portant les autres, qui traversera les mondes révolus.
Comme l'étoile a conduit les trois rois du fin fond de l'Orient
Vers le berceau de mon fils.
Ainsi une flamme tremblante
Elle seule conduira les Vertus et le Monde.

5
Une flamme percera des ténèbres éternelles.
Le prêtre dit.
Ministre de Dieu le prêtre dit:
Quelles sont les trois vertus théologales ?
L'enfant répond
Les trois vertus théologales sont la Foi, l'Espérance et la Charité.
– Pourquoi la Foi, l'Espérance et la Charité sont- elles appelées vertus théologales ?
– La Foi, l'Espérance et la Charité sont appelées vertus théologales parce qu'elles
se rapportent immédiatement à Dieu.
– Qu'est-ce que l'Espérance ?
– L'Espérance est une vertu surnaturelle par laquelle nous attendons de Dieu,
avec confiance, sa grâce en ce monde et la gloire éternelle dans l'autre.
– Faites un acte d'Espérance.
– Mon Dieu, j'espère, avec une ferme espérance, que vous me donnerez, par les mérites
de Jésus-Christ, votre grâce en ce monde, et si j'observe vos commandements, votre
gloire dans l'autre, parce que vous me l'avez promis, et que vous êtes souverainement
fidèle dans vos promesses.

6
On oublie trop, mon enfant,
que l'espérance est une vertu,
qu'elle est une vertu théologale, et que des
trois vertus théologales, elle est peut-être la plus agréable à Dieu.
Qu'elle est assurément la plus difficile,
qu'elle est peut-être la seule difficile
et que sans doute elle est la plus agréable à Dieu.

7
La foi va de soi.
La foi marche toute seule.
Pour croire il n'y a qu'à se laisser aller,
il n'y a qu'à regarder.
Pour ne pas croire il faudrait se violenter,
se torturer,
se tourmenter,
se contrarier.
Se raidir.
Se prendre à l'envers,
se mettre à l'envers,
se remonter.

8
La foi est toute naturelle, toute
allante, toute simple, toute venante.
Toute bonne venante.
Toute belle allante.
C'est une bonne femme
que l'on connait, une vieille bonne femme,
une bonne vieille paroissienne,
une bonne femme de la paroisse,
une vieille grand-mère,
une bonne paroissienne.
Elle nous raconte les histoires de l'ancien
temps, qui sont arrivées dans l'ancien temps.

9
Pour ne pas croire, mon enfant,
il faudrait se boucher les yeux et les oreilles.
Pour ne pas voir, pour
ne pas croire.

10
La charité va malheureusement de soi.
La charité marche toute seule.
Pour aimer son prochain il n'y
a qu'à se laisser aller, il n'y a qu'à regarder tant de détresse.
Pour ne pas aimer son prochain il
faudrait se violenter,
se torturer,
se tourmenter,
se contrarier.
Sa raidir.
Se faire mal.
Se dénaturer,
se prendre à l'envers,
se mettre à l'envers.
Se remonter.

11
La charité est toute naturelle, toute
jaillissante,
toute simple, toute bonne venante.
C'est le premier mouvement du cœur.
C'est le premier mouvement qui est le bon.
La charité est une mère et une sœur.
Pour ne pas aimer son prochain, mon enfant,
il faudrait se boucher les yeux et les oreilles.
À tant de cris de détresse.

12
Mais l'espérance ne va pas de soi.
L'espérance ne va pas toute seule.
Pour espérer, mon enfant, il faut
être bien heureux,
il faut avoir obtenu, recu une grande grâce.
C'est la foi qui est facile et de ne pas croire qui serait impossible.
C'est la charité qui est facile et
de ne pas aimer qui serait impossible.

13
Mais c'est d'espérer qui est difficile.
à voix basse et honteusement
Et le facile et la pente est de désespérer et c'est la grande tentation.
La petite espérance s'avance
entre ses deux grandes sœurs
et on ne prend pas seulement garde à elle.
Sur le chemin du salut,
sur le chemin charnel,
sur le chemin raboteux du salut,
sur la route interminable,
sur la route entre ses deux sœurs la petite espérance
S'avance.

14
Entre ses deux grandes sœurs.
Celle qui est mariée.
Et celle qui est mère.
Et l'on n'a d'attention,
le peuple chrétien n'a d'attention que pour les deux grandes sœurs.
La première et la dernière.
Qui vont au plus pressé.
Au temps présent.
À l'instant momentané qui passe.
Le peuple chrétien ne voit que les deux grandes sœurs,
n'a de regard que pour les deux grandes sœurs.
Celle qui est à droite et celle qui est à gauche.
Et il ne voit quasiment pas celle qui est au milieu.
La petite, celle qui va encore à l'école.
Et qui marche.
Perdue entre les jupes de ses sœurs.
Et il croit volontiers que ce sont les deux grandes qui trainent la petite par la main.
Au milieu.
Entre les deux.
Pour lui faire faire ce chemin raboteux du salut.
Les aveugles qui ne voient pas au contraire.
Que c'est elle au milieu qui entraine ses grandes sœurs.
Et que sans elle elles ne seraient rien.
Que deux femmes déjà âgées.
Deux femmes d'un certain âge.
Fripées par la vie.
C'est elle, cette petite, qui entraine tout.

15
Car la Foi ne voit que ce qui est.
Et elle elle voit ce qui sera.
La Charité n'aime que ce qui est.
Et elle elle aime ce qui sera.
La Foi voit ce qui est.
Dans le Temps et dans l'Éternité.
L'Espérance voit ce qui sera.
Dans le temps et dans l'éternité.
Pour ainsi dire le futur de l'éternité même.

16
La Charité aime ce qui est.
Dans le Temps et dans l'Éternité.
Dieu et le prochain.
Comme la Foi voit.
Dieu et la création.

17
Mais l'Espérance aime ce qui sera.
Dans le temps et dans l'éternité.
Pour ainsi dire dans le futur de l'éternité.
L'Espérance voit ce qui n'est pas encore et qui sera.
Elle aime ce qui n'est pas encore et qui sera
Dans le futur du temps et de l'éternité.
Sur le chemin montant, sablonneux, malaisé.
Sur la route montante.
Trainée, pendue aux bras de ses deux grandes sœurs,
Qui la tiennent pas la main,
La petite espérance.
S'avance.

18
Et au milieu entre ses deux grandes sœurs elle a l'air de se laisser trainer.
Comme une enfant qui n'aurait pas la force de marcher.
Et qu'on trainerait sur cette route malgré elle.
Et en réalité c'est elle qui fait marcher les deux autres.
Et qui les traine.
Et qui fait marcher tout le monde.
Et qui le traine.
Car on ne travaille jamais que pour les enfants.
Et les deux grandes ne marchent que pour la petite.

Charles Péguy, Le Porche du mystère de la deuxième vertu, 1912