Thần Khúc Địa Ngục-Ca khúc XII-Dòng sông hút máu-Đình Chẩn biên dịch

VTCG


Thi hào Đăng Thế An (Dante Alighieri)

Ca Khúc XII: Dòng sông hút máu

Đình Chẩn biên dịch

            Chúng ta bước vào ngục những kẻ bạo lực trải dài trong năm ca khúc. Ca khúc đầu tiên vòng ngục này dường như không có cao độ kịch tính bằng hai ca khúc còn lại. Những kẻ bạo lực chống lại người đồng loại: những tên bạo chúa và những kẻ cướp phá bị dìm trong dòng sông máu, chúng không còn gương mặt, không giọng nói dù rất tai tiếng trong lịch sử.

            Những kẻ đầu tiên thì sống động, nói năng và hành xử với diện mạo rõ rệt, và những kẻ tiếp theo thì chỉ có tên.

            Trước những tên bạo chúa, trong Đăng Thế An nổi lên một sự ác cảm sâu sắc như với những kẻ thù tồi tệ nhất của hoà bình nhân loại.

            Máu chính là khung nền của tất cả vòng địa ngục này và bạo lực là chủ đề ngự trị tất cả ca khúc ngoại trừ đoạn can thiệp của quái thú Xác Bự Rồ. Nếu xem xét cấu trúc, tác giả đã đặt ngay phần đầu một vách lở với cái mặt quái thú ghê rợn, biểu tượng cho sự hung tợn. Con quái vật này nói lên thú tính của con người. Cảnh đất rung chuyển khi Đức Kitô chịu tử nạn cũng là một dấu chỉ nơi này đáng sợ dường bao.

            Những hình thù quái dị xuất hiện ngay đầu và cuối ca khúc và như là những nhân vật chính. Thần thoại hình tượng hóa chúng như là những tên bạo lực gây đổ máu tang tóc, với những tính cách hung tợn về tâm lý- tên Kì-Rông khôn ranh thì tên Nẹt Số lại ẩu đoảng.

            Phần cuối ca khúc, tác giả nhắc lại chủ đề máu như khép lại một vòng ngục, rồi cuối cùng xuất hiện những hình thù và những cái tên bạo chúa và tên cướp phá bị trừng phạt.

            Tất cả ca khúc, giàu biến chuyển và hình tượng, bởi sức tưởng tượng sinh động và sức mạnh ngôn từ lột tả: từ những hình thù quỷ quái tới dòng sông máu, những tên bạo chúa tóc tai lởm chởm…vv.

            Đây là một trong những ca khúc kịch tính và căng thẳng nhất của Địa Ngục, dường như ẩn giấu sức mạnh hài hòa sau đó bùng nổ kịch tính.


Dòng sông máu trừng phạt những tên bạo chúa

1

Chông chênh 

vách dựng như chùy

Thoáng nhìn kinh khiếp

nghĩ suy hãi hùng.

Sườn Chen Tô[1] sập một vùng

Giáng triền Ác Đích[2] bập bùng lênh nghênh.

2                        ***         

Đỉnh núi xưa chềnh ềnh sập xuống

Cánh đồng hoang huếch dựng ngược lên

Một đường dốc thẳng đan xuyên

Một đường lao xuống ngục tuyền thiên thu

Trên tâm điểm vách cao tan vỡ

Dưới bãi sình ô thấp Chết Nhơ[3]

Hắn đầu thai trong bò cái mù mờ      

Thấy chúng tôi, nó thét gào, nhe nanh ngờ địch thủ

Thầy khôn ngoan liền quát cho tá lả:

“Mi tưởng tên giết mi đó hay sao ?

Quận công A-Tèn[4] hôm nào !

            ***

Đồ súc sinh, cút đi cho khuất mắt

Anh này đến chẳng mắc mớ đến ngươi

Nhưng đến ngó lũ chúng mày khốn khiếp !”



3                          

Như bò đực bị giáng đòn bất giác

Bổ nhào xuống lồng lộn cuồng điên

Nhảy cẫng lên văng đứt dây thừng

Tôi thấy tên Xác Bự Rồ[5] cũng thế

Thầy kéo tôi: “Lỗ hổng né sang bên

Nó phát cuồng, con xuống mau tẩu thoát”.

4         

Chúng tôi liền rượt xuống hầm

Ngục thềm rung chuyển dưới chân giùng dình

Tôi trầm tư nghĩ sự tình

Chợt nghe thầy hỏi giật mình quay sang:

            “Con suy cảnh sập tan hoang

Với con quái vật bị phang vừa rồi ?

            Nhưng này, xem đấy con ơi   

Lần đầu ta xuống ngục thời chênh vênh

            Vách này chưa sập còn nguyên         

Nếu không lầm, nó sập liền thời gian

            Đấng Uy Hùng[6] xuống tổ tông

Giành về mồi Địch chứa trong vòng đầu

            Tứ phương ngục thẳm ưu sầu

Bỗng ầm rung chuyển ngục sâu như là

            Vũ hoàn thấu lượng hải hà

Bao lần thế giới gần xa hỗn hào;

            Bấy giờ vách dựng vênh cao

Sầm sầm đổ xuống, ào ào tứ phương.

            Nhưng kìa, nhìn trước gần hơn

Dòng sông nhuộm máu căm hờn sục sôi       

            Luộc quân bạo ngược hại người

Ôi tham mù quáng, máu sôi điên cuồng!

Hại ngươi trong kiếp chiều buông

Dìm ngươi xuống ngục thảm muôn muôn trùng!”

5

Tôi nhìn vực lớn hình cung

Dang tay bao phủ một vùng bao la

            Tay Thầy hướng đạo chỉ ra

Giữa bờ sông ngợp cả ba vách thành

            Nườm nượp đàn quỉ mã nhân

siêu cung dương bắn, siêu săn hồn người.     

            Chúng dừng khi thấy chúng tôi

Ba tên liền đứng tách rời hàng ra.

6         

Một đứa gầm: “Chịu cực hình gì thế ?

Hai tên quát: Thằng xuôi dốc dưới kia !

Trả lời ngay, nếu không ta bắn bỏ!

Đầu hàng gấp, đừng chống tướng bùm bia!”

Thầy liền đáp: “Tới gần chút nữa

(Tôi liếc theo): Bảo thằng Kì Rông[7]

Đáng đời cái mõm quen gầm thét !

Toi kiếp to mồm thói điêu ngoa !”

8         

Vỗ vai, Thầy bảo: “Con à

Ấy là Nẹt Số[8] một thời chiến binh.

Toi đời bởi đắm Diễm Trinh[9]

Mối thù báo oán, mối tình bi ai.

            Còn tên đứng giữa giương oai

Đại Kỳ Rông[10] đó, u hoài buồn trông

Tên còn lại Phởn[11] cuồng ngông

Ba tên xướng- đáp xáo xông ngục sầu.

Muôn quỉ sứ chạy theo bờ vực

Bắn tên vào hồn ngóc ngoi lên

Ôi bờ sông máu rỉ rên

Rên thân chìm nổi, rỉ niềm oán than!”.

9         

Gần ba tên quỉ quái

Kì Rông giương mũi tên

Gạt ria mép sang bên

Nhăm nhe nọc chết chóc

Chợt mồm hắn rống lên toang toác

Còn lưỡi điêu đưa đẩy tanh nồng:

“Hai chú mày, thấy đếch gì không ?

Gã bước sau phập phồng thế nhỉ ?

Chắc chắn nó chưa phải âm hồn !”

10

Minh sư liền tiếp cận

Tiểu đồ bước đến gần

Trước quái vật nửa mã nửa nhân

Thầy dõng dạc ân cần giải thích:

“Nó vẫn đang còn sống

Ta dẫn đến đây thăm

Các ngươi chớ can ngăn

Chuyến du hành cần thiết

Chứ đâu phải trầm luân !

Bởi thiên cung có tuyệt thế giai nhân[12]

Rời hợp xướng chúc khen vĩnh cửu

Đã sai ta đồng hành hướng đạo

Nhìn cho rõ: không phải đạo tặc đâu !”

11

Chúng ngẩn ngơ liếc nhìn nhau

Thầy tranh thủ bào chữa tiếp:

“Nhờ ơn trên ta mới băng qua hết

Một hành trình đầy cơ cực gian lao

Mau cử người dẫn chúng ta từng bước

Chỉ cho xem vượt qua chốt cách nào

Không phải âm hồn, không thể bay được

Xin làm ơn cõng một chút không sao!”.

12       

Hắn hô Nẹt Số lầu bầu chiếu y          

Ngươi quay đầu, dẫn chúng đi

Chốt nào kiểm soát, tức thì mở ra!”

            Chúng tôi theo hắn dẫn qua

Bờ sông sôi máu đỏ nhòa sục sôi.

            Âm hồn chết bỏng kêu trời

Bao hồn ngập mắt, rụng rời chân tay.

            Quân bạo chúa”, quỉ quát ngay:

Moi tim uống máu cuồng say bao người.

            Giờ than tội ác tày trời;

An Lịch Sơn[13] dữ, hung thời Điên Siêu[14].                 

            Bao năm dân khổ tiêu điều

Ác Xô[15] vầng trán nhuốm chiều đen thui.

            Còn tên tóc đỏ hung dùi

Ác tàn Thổ Phỉ[16] quê người Hét-Ty

            Bị thằng con ghẻ giết đi”.

Tôi theo, Thầy lại uy nghi phán lời:

            Cứ đi theo hắn, chớ rời!”.

Băng qua một quãng, quỉ thời dừng chân.

13       

Tội đồ ngập cổ sục gầm

mong sao tẩu thoát ngục hầm nhớp nhơ.       

            Nhân mã chỉ một bóng mờ:

Đây tên tự sát nhà thờ hôm xưa

            Tim còn thờ ở Ta-Mia[17]”.

Rồi bao kẻ khốn ngập bìa huyết giang          

            nhấp nhô nửa cái thân tàng

Nhiều người tôi biết thuộc hàng thân quen.

14

            Càng xuôi sông cạn càng thêm

Máu càng đặc quánh mùi nêm nêm mùi

            Đến nơi xăm xắp thêm hôi     

Quỉ bèn dừng bước thoắt rồi băng qua.

Tôi giật mình hắn lu loa tiếp:

Ngươi thấy không dòng huyết đặc trơn

Huyết giang càng chảy cạn hơn

Thì luồng đối nghịch càng bơm đằm đìa

Càng chảy xoáy như nia quay tít

Càng xuống sâu chạm cực hình đau.

Hoang tàn rên siết căm sầu

Thần công lý phạt mai sau chốn này.            

Ấy Ác Tinh[18] xưa nay gây họa

Phi Rồ[19], Xác Tồ đó muôn đời

Khóc than trong lửa sục sôi

Rim Cóc[20], Rim Phát[21] một thời thét vang.   

Một thời phá hoang tàn tan nát !”

Quỷ dứt lời quay ngoắt về luôn.

 



[1] Chen Tô: Vùng núi Trento ở miền Bắc Ý.

[2] Ách Đích: trận động đất đổ xuống Adice ở Trento.

[3] Chết Nhơ (Creti): theo thần thoại của nhà văn Ovidio, đây là tên quái vật nửa người nửa bò, do Pasifae sinh ra, vợ của âm quan Mi Nốt (Minosse), vua đảo Creti.

[4] Quận công thành Athen Hi Lạp: Thế Sô (Teseo) là kẻ đã giết tên quái vật.

[5] Minotauro.

[6] Đức Kitô (Mt 27,51) sau khi chết đã xuống ngục Tổ Tông đem các thánh lên trời.

[7] Chiron: Quỉ cầm đầu nhóm quái vật nửa người nửa ngợm.

[8] Nesso: Một trong ba tên quái vật.

[9] Deianira: Theo thần thoại của nhà văn Ovidio, Nẹt Số si tình nàng Diễm Trinh, là vợ của Ercole. Trong khi cõng nàng trên lưng bỏ chạy băng qua sông Eveno, định tẩu thoát thì hắn bị tên Ercole đuổi theo bắn trúng tên khiến máu đổ ra nhuộm đỏ cả Idra Lerna.

[10] Đại Chiron: cũng theo Ovidio, đây là thầy dạy của anh hùng Achilles về âm nhạc.

[11] Folo: Cùng với các tên quái vật khác, hắn tham dự lễ cưới của Piritoo, vua người Lapiti. Với tính hung dữ, hắn toan tính cướp vợ vua và những những người phụ nữ có mặt ở đó.

[12] Nàng Thiện Bích (Beatrice) người yêu của Dante, biểu tượng cho ân sủng đến trợ giúp con người.

[13] Có thể là Alexandre Đại Đế hoặc Alexandre ở Tessaglia.

[14] Dionigi: bạo chúa thành Siracusa chết năm 376 SCN.

[15] Azzolino: Bạo chúa của vùng Marca Trevigiana (1223-1259).

[16] Bạo chúa Opizzo vùng Este.

[17] Tamigi.

[18] Attila, theo truyền thống, được gắn cho vua của Unni đã tàn phá nước Ý thế kỷ V.

[19] Piro và Sesto: Dường như là vua của Epiro, thù địch của những người La mã.

[20] Rinier Corneto: tên cướp Maremma nổi tiếng thời Dante.

[21] Rinier Pazzo: Một trong những tên cầm đầu băng đảng ở Toscana.