Ca Khúc XI: Lát cắt Địa Ngục
Qua ngục lạc giáo, bây giờ Đăng Thế An và
thầy Vinh Dự Lưu tới một vòng địa ngục thứ VII. Điểm dừng chân là bước giới thiệu
cấu trúc của toàn bộ Địa Ngục. Những lời giáo thuyết không chỉ có tính cách
giáo dục mà còn tạo nên trình thuật sống động cho nơi này, cuốn hút độc giả vào
những kịch tính. Trật tự trừng phạt ấy như là tấm gương phản chiếu sự khôn
ngoan vốn xoay chuyển cả vũ trụ, từ những tầng trời chót vót tới những vòng địa
ngục sâu thẳm. Thực vậy, ở đây công lý thần linh ngự trị thể hiện qua cách phân
chia hài hòa hợp lý các phần tương ứng nhau.
Trật tự ấy là một trong những đường nét
căn bản của Thần Khúc, và tất nhiên đó chưa phải là chính sức mạnh và vẻ đẹp của
thi phẩm. Nó tước bỏ những đám giấc mơ và những thị kiến ít nhiều mơ hồ và đặt
nền tảng trên sự thực và sự khả tín vốn là chính trật tự của khoa học vật lý và
thần học bấy giờ. Không phải vô cớ mà thiên văn học của Tolomeo, triết học của
Aristot và thần học Kinh viện được đặt làm nền tảng cho thi phẩm. Đây là những
yếu tố giải thích cho ý nghĩa sâu sắc của sự phân chia này.
Lời chú giải diễn ra trong ba phần: trước
tiên, thầy Vinh Dự Lưu miêu tả các tội nặng nhất trong thành Địch Tể theo cấp độ
xúc phạm đến công lý thần linh: tầng thứ VII dành cho những kẻ bạo lực gồm ba
vòng ngục cho những kẻ chống lại người thân, chống lại chính mình hay chống lại
Thiên Chúa. Vòng ngục thứ VIII trừng phạt những kẻ gian xảo, lừa gạt, trộm cướp.
Và trong vòng ngục thứ IX cuối cùng là trung tâm của Địa Ngục phạt Luxiphe quỷ
vương.
Cuối ca khúc, Đăng Thế An đặt câu hỏi cuối cùng: tại sao tội cho vay nặng lãi bị trừng phạt giữa những tội xúc phạm đến Chúa. Bởi lẽ tội này gây tổn hại các gia đình.
1
Chông chênh vách thẳm
Lởm chởm lòng thòng
Trời ơi thê thảm !
Đất hỡi nặc nồng !
Đây ngục tối sắc dờn dờn kinh tởm
Kia vòng sầu khí lượn lượn hãi hùng
Minh sư dẫn lối chỉ đường vun vút tầm mắt
Học trò theo chân lần bước khép nép sống lưng
Thấy mộ ghi:
“Đây nơi an nghỉ pha pha Nạt-Số[1]
Ấy chốn phường lạc
đạo theo Phổ-Tinh”.
Thầy tiếp lời: “Nào, ta xuống thăm
dò các hố
Tôi liền đáp: “Vâng, con mong
tranh thủ hành trình !”.
2
Người minh định:
“Này xem kìa, ba ngục hào nhỏ to từng
kích cỡ
Đó thấy chưa, tứ bề
hõm vừa khít ngõ ngách hang
Bao lỗ đầy dẫy hồn
trẻ già hung dữ
Mấy vanh ăm ắp xác
trai gái hoang đàng !
Trời khinh ghét
muôn muôn tội ác
Đất chẳng dung kiếp
kiếp tà tâm
Phường áp bức, sát
nhân, đời đời trong ngục
Lũ gian tà, xảo
quyệt, mãi mãi đáy hầm.
Càng lươn lẹo,
càng tăng phần trừng phạt
Thêm cực hình,
thêm khốn khổ hờn căm
Vòng đầu giam lũ
côn đồ bạo lực
Quân chống trời,
phường tự tử, sát nhân
Rồi
đây con sẽ hiểu dần
Gieo oan chết chóc
thập phần xót xa !
Kẻ cướp bóc cửa
nhà
Quân tịch thu vườn
tược
Tay sát nhân bỏ việc
lành, toàn gieo nghiệp ác
Lũ cướp ngày, quên
nhân nghĩa, ắt gặt cực hình.
3
Ngục sát nhân
trùng trùng điệp điệp
Hầm tự sát lớp lớp
hàng hàng
Kẻ hại người, tay
tàn phá, muôn năm đau xót
Người kết liễu, óc
căm hờn, vạn thế sầu mang !
Kẻ phạm đến Trời,
lòng cự tuyệt, khinh thường thần thánh
Quân giày xéo đất,
dạ độc thâm, tiêu hủy tự nhiên.
Tầng hẹp dưới kia
trị quân Các Hó[2]
cho vay nặng lãi
Ngục sâu gần đó
đày lũ Xô-Đôm[3]
quan hệ phi nhân
Nào tội gian xảo
lương tâm ô uế
Nào trò xỏ xiên lừa gạt hại người
Quân phù thủy, bọn
giả hình, đám hòa thân xu nịnh
Lũ cướp gian, loài
giảo hoạt, bè bán thánh buôn thần
Vì thế, quỷ ma
Vương đáy ngục đày quân phản bội
Cho nên, thành Địch
Tể cùng cực phạt lũ mưu gian”.
4
“Ôi tôn sư, thật rõ ràng”
“Lời Thầy”, tôi tiếp: “Dễ dàng hiểu ra
Vực thẳm từng lớp
phân chia
Nhưng bọn đầm thối
trên kia bơ vờ
Cuồng phong mưa xối
mịt mờ
Xoáy tung tứ phía
xoáy ngơ quay cuồng
Sao chúng không bị
lửa hồng
Nếu như Thượng Đế
cũng đồng ghét khinh?
Nếu không, sao họ
cực hình?”
5
Thầy rằng:
“Ơ, bỗng dưng, lòng
lại u minh thế ?
Há, thường ngày,
trí còn lấn cấn sao ?
Mau nhớ lại lời
vàng trong kho tàng đạo nghĩa
Cũng đừng quên ý
ngọc giữa cảnh giới luân thường:
Này một thói:
buông tuồng mất nết
Với hai tội: thú
tính, gian manh
Lầm lỡ trước, phạm
trời ít, còn lơi hình phạt
Tội khiên sau, chống
Chúa nhiều, mới đủ cực hình”.
“Ôi thái dương đã rõ
Rối bời thoắt tiêu
bay
chỗ Thầy nói cho
vay nặng lãi
Phạm lòng nhân
Chúa nghĩa là sao?”.
6
Người truyền:
“Triết học hôm nao nói vì sao rồi
chứ
Thiên nhiên thuở ấy
sinh từ trí thần linh
Sáng Thế nói: Con người sinh ra và thăng tiến
Nhờ cả nghệ thuật cùng thiên nhiên
Vay nặng lãi: lãi lời chệch đường ngay nẻo chính
Bởi niềm tin chúng đặt chỗ khác hơn.
Kìa, đại hùng tinh vượt trên luồng Tây Bắc
Đó, chòm Ngư tinh vươn dưới góc xa xăm
Nào ta đi tiếp đường xa vách thẳm
Hãy can trường lên nhịp cuốn xuôi dần.
[1] Giáo hoàng Anastasio: lên
ngôi từ năm 496-498, đã đón tiếp phái Fotin vì muốn hòa giải với Giáo hội
phương Đông, nên bị dư luận cho là đi theo tà thuyết.
[2] Cahors : Một thành nổi
tiếng cho vay nặng lãi bên Pháp thời bấy giờ.
[3] thành phố vùng biển chết
bị Chúa cho trận mưa lửa vì dân chúng đi ngược lại quy luật tự nhiên, quan hệ
phi tự nhiên.